Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Ung thư đại tràng : Dấu Hiệu, Nguyên Nhân và Điều Trị

 

Theo số liệu năm 2019 của Globocan (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) số ca mắc ung thư đại trực tràng hiện xếp thứ 3 thế giới và thứ 5 ở Việt Nam. Con số này đã cho thấy mức độ nguy hiểm cũng như sự phổ biến căn bệnh ung thư đại tràng.

1. Ung thư đại tràng là gì?

Đại tràng (ruột già) là đoạn ruột có kích thước rộng và dài nhất, chứa phân. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng, nằm sát hậu môn.

Ung thư đại trực tràng là ung thư khởi phát ở đại tràng hoặc trực tràng, khi xuất hiện những tế bào bất thường phát triển ở niêm mạc của hai bộ phận này.

[caption id="attachment_1441" align="aligncenter" width="679"]Ung thư đại tràng Ung thư đại tràng[/caption]

Đa số các trường hợp mắc ung thư đại trực tràng bắt đầu bằng một polyp (khối nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng). Các polyp này được xem là vô hại nhưng qua thời gian, chúng phát triển thành polyp ác tính, gây ung thư đại tràng.

Sự xâm lấn và lan rộng của các tế bào ung thư đại tràng đến những bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi,.. được gọi là ung thư đại tràng di căn. Một khi ung thư đại, trực tràng đã di căn, thì việc điều trị bắt đầu trở nên khó khăn và không còn hiệu quả nữa.

2. Các giai đoạn của bệnh ung thư đại tràng

Dựa vào cách các tế bào ung thư xâm lấn tới các cơ quan khác của cơ thể mà người ta chia ung thư đại tràng ra làm 4 giai đoạn. Mức độ ung thư càng nặng thì tiên lượng sống càng giảm. Tỷ lệ sống thêm giảm từ ung thư đại tràng giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối. Với người mắc ung thư đại tràng giai đoạn 1, tỷ lệ sống thêm 5 năm là 90%, giai đoạn 2 giảm xuống còn 80-83%, giai đoạn 3 tỉ lệ thấp là 60% và giai đoạn 4% là 11%.

[caption id="attachment_1437" align="aligncenter" width="500"]Các giai đoạn ung thư đại tràng Các giai đoạn ung thư đại tràng[/caption]

- Ung thư đại tràng giai đoạn 1: Là giai đoạn sớm nhất của ung thư đại tràng. Lúc này các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện ở niêm mạc và cận niêm mạc, không có sự lan rộng mà chỉ giới hạn trong đại tràng.

Ung thư đại tràng được chia làm 4 giai đoạn

- Ung thư đại tràng giai đoạn 2: Bắt đầu có sự xâm lấn của tế bào ung thư tới các vùng lân cận. Tuy nhiên, chưa ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết và những cơ quan xa hơn. Dựa trên vị trí lây lan của tế bào ung thư mà giai đoạn này được phân thành các giai đoạn nhỏ hơn

  • Trong giai đoạn 2A: các tế bào ung thư lúc này đã phát triển xuyên qua lớp cơ và thường nằm ở lớp ngoài cùng của đại tràng
  • Giai đoạn 2B: tế bào ung thư vẫn chưa lây lan đến hạch huyết nhưng đã vượt qua lớp ngoài cùng của đại tràng, xâm lấn tới niêm mạc bao quanh cơ quan ổ bụng.
  • Giai đoạn 2C: khối u đại tràng phát triển nhanh và dính trực tiếp vào cấu trúc lân cận. Chưa có sự lây lan sang các cơ quan khác.

- Ung thư đại tràng giai đoạn 3: các tế bào ung thư lan đến hạch bạch huyết hoặc cũng có thể lan xa hơn đến thành đường ruột. Dựa trên số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng mà giai đoạn này được chia thành 3 giai đoạn nhỏ hơn, giai đoạn 3A, 3b va

  • Giai đoạn 3A: các mô gần hạch bạch huyết hoặc các hạch bạch huyết gần đại tràng bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 3B: có 2-3 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 3C: có trên 4 hoặc các hạch bạch huyết ở xa hơn bị ảnh hưởng.

- Ung thư đại tràng giai đoạn 4: là giai đoạn cuối của bệnh ung thư đại tràng. Các tế bào ung thư xâm lấn mạnh các hạch bạch huyết và di căn tới các cơ quan khác của cơ thể như phổi, xương, gan,... 

3. Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng

Số liệu thống kê cho thấy, số ca bệnh mắc ung thư đại tràng xếp thứ 4 trên thế giới sau ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư phổi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 90%. Do đó, nhận biết kịp thời các dấu hiệu ung thư đại tràng là điều rất quan trọng. 

Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư đại tràng

- Rối loạn tiêu hóa: ung thư đại tràng liên quan đến mọi bộ phận liên quan của đường tiêu hóa. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hơi thở có mùi, thường xuyên ợ chua, ăn không ngon miệng,... 

- Đau bụng: đau bụng không có nguyên nhân. Đau trước hoặc sau khi ăn, các cơn đau không rõ ràng, lúc thì quặn thắt, lúc lại âm ỉ.

- Đại tiện kèm máu: đây là dấu hiệu thường gặp của ung thư đại tràng, tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn với bệnh trĩ. Cần phân biệt rằng đại tiện ra máu do ung thư đại tràng thường xuất huyết kèm chất nhầy, còn do trĩ là kèm máu tươi.

- Thói quen đại tiện thay đổi: các khối u đại tràng phát triển gây kích thích đường ruột khiến người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày. 

- Phân có hình dáng khác thường: được xem là cơ quan bài tiết phân nên khi mắc ung thư đại tràng sẽ có tình trạng rối loạn bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, phân nhỏ, khó chịu khi đi ngoài hay đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

[caption id="attachment_1439" align="aligncenter" width="660"]Rối loạn bài tiết ở người mắc ung thư Rối loạn bài tiết ở người mắc ung thư đại tràng[/caption]

 

- Cơ thể sút cân không có nguyên nhân:  cơ thể giảm cân đột ngột mà không phải do ăn kiêng hay tập thể dục thì không nên coi thường bởi đây có thể là một dấu hiệu của ung thư đại tràng.

- Thường xuyên thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược: người mắc ung thư đại tràng thường mệt mỏi do tình trạng mất máu khi đi đại tiện. Dù được nghỉ ngơi nhưng cơ thể vẫn thấy kiệt sức.

- Đau hậu môn: các khối u phát triển với kích thước lớn sẽ chèn ép lên hậu môn, khiến hậu môn phải co thắt thường xuyên. Lâu dần cơ vòng hậu môn yếu đi và mất kiểm soát, người bệnh  sẽ đi ngoài nhiều hơn và cảm thấy đau rát hậu môn khi đại tiện.

4. Nguyên nhân và cách phòng ngừa ung thư đại tràng

4.1. Nguyên nhân ung thư đại tràng

Việc xác định nguyên nhân gây ung thư đại tràng hiện vẫn chưa có kết luận chính xác. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể là: 

- Polyp đại tràng: Trên 50% các ca mắc ung thư đại tràng phát sinh trên cơ sở của polyp đại tràng. Thông thường các polyp đại tràng đều lành tính, theo thời gian chúng có thể trở thành polyp ác tính tùy thuộc vào số lượng và kích thước. Polyp càng nhiều và kích thước càng lớn thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao.

[caption id="attachment_1440" align="aligncenter" width="679"]Ung thư đại tràng phát sinh từ Polyp đại tràng Ung thư đại tràng phát sinh từ Polyp đại tràng[/caption]

- Yếu tố di truyền: trong gia đình từng có người mắc ung thư đại/trực tràng thì những thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh cao. Hoặc người bệnh đã từng có tiền sử mắc ung thư đại tràng thì các tế bào ung thư còn sót lại có thể tiếp tục phát triển và gây bệnh.

- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: thường xuyên sử dụng đồ ăn sẵn, các thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán,... ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê,..và các thực phẩm muối lên men như dưa muối, cà muối,... Các thực phẩm này thường ít bã, gây táo bón, lâu dần tác động lên biểu mô của đại tràng gây ung thư đại/trực tràng.

- Các bệnh về đường ruột: nguyên nhân ung thư đại tràng có thể phát sinh trên tổn thương của các bệnh lý như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh kiết lỵ, thương hàn,...

- Thừa cân, béo phì: những người béo phì có nồng độ cholesterol và insulin trong máu cao, làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch, thúc đẩy tăng sinh tế bào ung thư trong cơ thể.

- Ngoài ra việc duy trì các thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

4.2. Cách phòng tránh ung thư đại tràng

Là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và các ca mắc đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Do đó việc phòng tránh bệnh ung thư đại tràng là việc làm hết sức cần thiết. Ung thư đại tràng hoàn toàn có thể được phòng ngừa từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. 

  • Thực hiện khám sàng lọc định kỳ để chẩn đoán nguy cơ gây bệnh và điều trị kịp thời.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, ăn nhiều loại trái cây,  rau xanh,... hạn chế ăn mỡ động vật, các thực phẩm chế biến sẵn. 
  • Từ bỏ việc sử dụng thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích gây hại, hạn chế các đồ uống có cồn như rượu, bia,..
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, kiểm soát được cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tokyo Res-1000 giúp tăng cường hệ miễn dịch,  hạn chế tác dụng phụ của hóa xạ trị.

Bên cạnh đó, nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc bổ sung các thực phẩm chức năng có tác dụng phòng chống ung thư cũng là điều hết sức cần thiết. Sản phẩm Tokyo Res-1000 từ nấm miễn dịch Hanabiratake có công dụng: 

  • Tiêu diệt mầm mống tế bào ung thư giúp phòng chống bệnh.
  • Ức chế sự phát triển của khối u và di căn mà không làm ảnh hưởng tới tế bào lành.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác dụng phụ của hóa xạ trị.

Tại Việt Nam, Tokyo Res-1000 được nhập khẩu nguyên hộp và được phân phối độc quyền ở Việt Nam qua Công ty Y tế Minh Ngọc

Coi thêm ở : Ung thư đại tràng : Dấu Hiệu, Nguyên Nhân và Điều Trị



source https://tokyores1000.com/ung-thu-dai-trang

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Ung thư não: dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

 

Bộ não giữ vai trò quan trọng, điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Bởi vậy nên bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào tác động lên não bộ đều gây nguy hiểm tới tính mạng. Các ca bệnh liên quan đến não cũng khó chẩn đoán và điều trị. Trong đó ung thư não đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người với tỷ lệ tử vong cao. 

1. Ung thư não là gì?

Ung thư não là sự tăng trưởng của các tế bào ung thư phát sinh trong mô não. Các tế bào bất thường này phát triển, xâm lấn và tiêu diệt các tế bào lành tính, tạo thành khối u ác tính. Khối u não chèn ép, gây trở ngại đến các chức năng sống thông thường của cơ thể như kiểm soát cơ xương, trí nhớ, cảm giác, gây nguy hiểm đến tính mạng.

[caption id="attachment_1433" align="aligncenter" width="678"]Ung thư não Ung thư não[/caption]

Các tế bào ung thư phát triển trong mô não gây ung thư não

Ngay cả khi phát sinh từ cùng một loại tế bào ung thư nhưng không phải tất cả các khối u não đều giống nhau. Mặc dù các khối u não lành tính sẽ ít nguy hiểm hơn các khối u ác tính. Tuy nhiên, nếu các khối u lành tính phát triển đủ lớn chúng vẫn gây ra những vấn đề nghiêm trọng: cản trở lưu thông máu, lưu lượng dịch não tủy hoặc làm tăng áp lực nội sọ.

2. Phân loại ung thư não

Dựa vào nguồn gốc hình thành, bệnh ung thư não được chia làm 2 loại, gồm:

- Ung thư não bộ nguyên phát: hình thành từ các tế bào ung thư trong não hoặc trong các mô gần đó như màng não, tuyến yên, dây thần kinh sọ hoặc tuyến tùng. Ung thư não nguyên phát ít khi lan rộng và được xếp vào nhóm ung thư hiếm gặp, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 250.000 ca mắc (chiếm ít hơn 2% tổng số ca ung thư trên toàn thế giới). Ung thư não nguyên phát có thể ảnh hưởng đến tất cả các đối tượng nhưng phổ biến hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi và ở người trung niên. 

Ung thư não nguyên phát và di căn

Ung thư não nguyên phát được xếp vào nhóm ung thư hiếm gặp

- Ung thư não thứ phát là loại ung thư não thường gặp hơn. Khi cơ thể mắc bất kỳ một loại bệnh ung thư nào đó như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư thận,...thì các tế bào ung thư này dễ di căn đến não và hình thành một khối u mới tại đây. Ung thư não thứ phát thường gặp ở người lớn và được gọi theo mô hoặc cơ quan mà khối u đầu tiên phát triển, ví dụ như ung thư phổi di căn não hoặc ung thư thận di căn não,...

3. Các dấu hiệu ung thư não thường gặp

Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và độ phát triển của khối u mà người mắc bệnh u não sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, khi não bộ bị tổn thương và có sự chèn ép của các khối u thì sẽ xuất hiện các dấu hiệu u não sau:

- Các cơn đau đầu xuất hiện không có nguyên nhân với tần suất dày đặc và cường độ ngày càng tăng, thường là vào buổi sáng. Đau có thể dữ dội hoặc mơ hồ, không rõ vị trí đau, uống thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm. 

- Xuất hiện tình trạng nôn hoặc cảm thấy buồn nôn mà không liên quan đến bữa ăn, trước và sau khi nôn đều không đau bụng.

- Động kinh, co giật: khi các khối u chèn vào các tế bào não xung quanh làm ảnh hưởng vấn đề về nhận diện tín hiệu điện não, gây rối loạn co giật, động kinh.

[caption id="attachment_1431" align="aligncenter" width="660"]Dấu hiệu ung thư não Dấu hiệu ung thư não[/caption]

Bệnh nhân mắc ung thư não xuất hiện các triệu chứng bất thường

- Thị giác bị ảnh hưởng: nguyên nhân là do xuất hiện khối u đằng sau mắt. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như mờ mắt, nhìn một hóa hai, thị lực suy giảm, thậm chí xuất hiện các hình dạng ảo.

- Suy giảm trí nhớ: thường xuyên quên, không nhớ mình đã làm gì hoặc nói trước quên sau. Trường hợp nặng hơn sẽ bị rối loạn ngôn ngữ, không thể gọi đúng tên người hay đồ vật.

- Khó khăn trong kiểm soát vận động, đi lại khó khăn, rối loạn thăng bằng, mất cảm giác hoạt động ở một cánh tay hoặc chân.

- Tính cách thay đổi, hành vi khác thường: bệnh u não có thể hiến người bệnh trở thành một con người khác hoàn toàn trước đó. Những thói quen hàng ngày biến mất, tâm trạng bất thường.

- Ngoài ra, còn một số dấu hiệu của u não khác như người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt: ăn uống nhiều, đái nhiều. Khả năng sinh dục suy giảm, nhận thấy tê ở mặt và lưỡi, ù tai, chóng mặt, giảm thính lực. 

4. Nguyên nhân gây u não

Việc xác định nguyên nhân gây u não hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu và tiếp xúc điều trị cho bệnh nhân, các chuyên gia nhận định các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư não:

- Tiền sử gia đình: trong  gia đình từng có người mắc bệnh ung thư não, các bệnh liên quan đến não hay có các hội chứng di truyền thì nguy cơ mắc bệnh u não cao hơn những người khác.

[caption id="attachment_1432" align="aligncenter" width="512"]Người cao tuổi dễ mắc ung thư não Người cao tuổi dễ mắc ung thư não[/caption]

Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc ung thư não cao hơn

- Tiếp xúc với bức xạ: những người đã từng phơi nhiễm phóng xạ gây ra bởi bom nguyên tử, người tiếp xúc nhiều với đồ vật có điện từ trường và bức xạ như lò vi sóng, điện thoại thông minh,…về lâu dài không tốt cho não, tăng nguy cơ hình thành khối u não.

- Độ tuổi: bệnh u não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì có nguy cơ mắc ung thư não cũng như các bệnh ung thư khác càng lớn.

- Môi trường tiếp xúc: việc phải thường xuyên ở trong môi trường hóa chất độc hại cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư não.

5. Các giai đoạn của bệnh ung thư não

Không giống như các bệnh ung thư khác, ung thư não phân chia các giai đoạn dựa vào tốc độ tăng trưởng (mức độ ác tính), đặc điểm của khối u và ảnh hưởng của nó đến chức năng não bộ. Người ta thống nhất việc sử dụng thuật ngữ ung thư não độ I, II, III, IV để mô tả mức độ tiến triển của ung thư não. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn I: khối u phát triển chậm, chưa lan rộng ra các mô lân cận và có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật

- Giai đoạn II: Khối u phát triển chậm, bắt đầu lan rộng ra các mô xung quanh và có thể tái phát sau khi điều trị.

- Giai đoạn III: Khối u bất thường phát triển nhanh chóng, tế bào ung thư lan dần sang các mô lân cận. 

- Giai đoạn IV: Các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng và lan rộng, khối u xâm lấn mạch máu và cả các mô chết xung quanh não. 

6. Chẩn đoán và điều trị ung thư não

6.1. Phương pháp chẩn đoán ung thư não

Khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh ung thư não cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán ung thư não sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm sau:

- Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) hoặc chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): đây là hai xét nghiệm có độ chính xác cao. Có thể xác định vị trí, kích thước và mức độ ảnh hưởng của các khối u trong não.

[caption id="attachment_1359" align="aligncenter" width="679"]Chụp cộng hưởng từ Chụp cộng hưởng từ[/caption]

 

- Điện não để để ghi được sóng bất thường.

- Lấy mẫu mô (sinh thiết) để chẩn đoán.

- Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác như chụp động mạch não, kiểm tra dịch não tủy, đếm số lượng bạch cầu,.. để xác định chính xác hơn tình trạng sức khỏe của người bệnh và đưa ra kết luận chính xác.

6.2. Cách điều trị bệnh ung thư não

Cũng như các bệnh ung thư khác, việc điều trị ung thư não còn tùy thuộc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hiện nay, ba phương pháp: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị liệu vẫn được xem là ba phương pháp chính trong việc điều trị cho các bệnh nhân mắc u não. 

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác như sử dụng các yếu tố làm tăng sinh mạch, tác dụng vào gen hay như điều trị bằng nhiệt, liệu pháp miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư,...

>>> Xem thêm tại https://tokyores1000.com/san-pham-ho-tro-dieu-tri-ung-thu

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh học ung thư não. Việc tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về bệnh có thể giúp chúng ta nhận biết rõ u não qua các dấu hiệu ban đầu, từ đó biết cách thăm khám và điều trị kịp thời cùng tokyores1000.

Coi thêm ở : Ung thư não: dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị



source https://tokyores1000.com/ung-thu-nao

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Thực hư phương pháp thực dưỡng trong điều trị ung thư

 Ung thư giai đoạn cuối sống được bao lâu nhờ phương pháp thực dưỡng?

Có nhiều cách xếp loại mức độ ung thư khác nhau, phổ biến và hữu hiệu nhất cho hầu hết các loại là hệ thống TNM. Hệ thống này được Ủy ban liên hợp về ung thư Hoa Kỳ (AJCC) và Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế (UICC) duy trì như một công cụ đắc lực cho các chuyên gia y tế phân chia giai đoạn các loại ung thư khác nhau dựa trên một tiêu chuẩn nhất định. Hệ thống thường được chỉnh lý, bổ sung mỗi 6 – 8 năm, bao gồm các tiến bộ trong hiểu biết về bệnh ung thư.

  • T (Tumor) Kích thước, vị trí của khối u chính
  • N (Node) Khối u đã lan sang các hạch bạch huyết chưa, vị trí và mức độ lan.
  • M (Metastasis) Ung thư đã lan đến các cơ quan khác của cơ thể chưa, vị trí mức độ như thế nào.

Thường thì ta hay gặp hệ thống phân loại các giai đoạn ung thư theo số dựa theo hệ thống TNM, đánh số từ 0 – 4.

  • Giai đoạn 0 – Không có ung thư, chỉ có các tế bào bất thường có nguy cơ trở nên ác tính.
  • Giai đoạn 1 – Khu vực ung thư đã lan đến các tế bào lân cận nhưng chưa lan đến hạch bạch huyết hay các phần cơ thể khác.
  • Giai đoạn 2 – Ung thư lan ra các khu vực xung quanh hay vào các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 3 – Khu vực lây lan tiến triển rộng hơn Giai đoạn 2
  • Giai đoạn 4 – Ung thư đã đi vào các bộ phận xa khối u chính. Giai đoạn này thường gọi là ung thư di căn.

Giai đoạn 4 chính là giai đoạn cuối của ung thư. Các tế bào ung thư đã theo hệ tuần hoàn và bạch huyết đến gây nên hàng loạt khối u ác tính trong các bộ phận khác. Các cơ quan đó không thể hoạt động bình thường, xảy ra tình trạng suy đa tạng, những cơn đau và hàng loạt biến đổi về thể chất và tinh thần nặng nề. Mặc dù có một số loại ung thư di căn có thể chữa khỏi, hầu hết đều không thể cứu sống được bằng các phương pháp điều trị hiện tại. Phương án điều trị cho bệnh nhân K giai đoạn cuối là để kìm hãm sự di căn của khối u và giúp bệnh nhân chống đỡ với các triệu chứng.

>>> Xem thêm phương pháp điều trị ung thư giai đoạn cuối tại https://tokyores1000.com/

[caption id="attachment_638" align="aligncenter" width="599"]Ung thư gan giai đoạn cuối Ung thư gan giai đoạn cuối[/caption]

Tỉ lệ sống sót của bệnh ung thư cho biết tỉ lệ người sống sót sau khi mắc một loại ung thư cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Tỉ lệ này dùng hệ tham chiếu 5 năm và thường được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm. Chẳng hạn, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư bàng quang là 78%. Nghĩa là trong tất cả những người mắc K bàng quang, cứ 100 người thì có 78 người sống đến 5 năm sau khi được chẩn đoán. Suy ra, có 22/100 người chết trong 5 năm mắc ung thư bàng quang, Mayo Clinic đưa tin.

Những thông tin về tỷ lệ sống sót bệnh ung thư dựa vào thông tin nghiên cứu từ hàng trăm ngàn người mắc các loại ung thư cụ thể.  Dựa vào giai đoạn ung thư, tỷ lệ này có thể trở nên rõ ràng hơn. 56% bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn đầu sống đến ít nhất là 5 năm sau đó, còn người có di căn thì tỉ lệ này chỉ vỏn vẹn 5%. Rõ ràng, khi đến giai đoạn cuối, tỉ lệ sống sót đã giảm đáng kể.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ASC), năm 2018, tỉ lệ sống sót của bệnh nhân K vú di căn là 22%. Chỉ có 22 người trong 100 người mắc sống qua 5 năm sau khi đến giai đoạn di căn. Tiên lượng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp là  55%, K khoang miệng và vòm họng là 39%, bệnh u xương ác tính (ung thư xương tạo xương) là 27%, ung thư đại tràng sống sót sau 5 năm là 14%, ung thư tuyến tụy 3%. Ung thư phổi được phát hiện ở những giai đoạn cuối cùng thì tỉ lệ sống chỉ còn khoảng 1%

Người mắc ung thư giai đoạn cuối sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư mắc phải,thời gian phát hiện sớm hay muộn, tiến triển của ung thư, mức độ xâm lấn, các phác đồ điều trị đã áp dụng, đáp ứng của người bệnh, các bệnh lý khác của cơ thể, thể trạng, tuổi tác, tâm lý,… Vậy nên dù ở giai đoạn cuối, nhiều người bệnh vẫn có thể kiểm soát được tình trạng và kéo dài sự sống, nhờ những thành tựu vượt bậc của y khoa những năm gần đây.

Thực dưỡng và lời tung hô ”trị được cả ung thư giai đoạn cuối”

Thực dưỡng đã từng là một phương pháp điều trị ung thư nổi tiếng rầm rộ trên cộng đồng mạng xã hội. Người ta kháo nhau rằng phương pháp này có thể chữa khỏi cả ung thư giai đoạn cuối, ngay cả khi các bác sĩ đã bó tay “trả về nhà”. Được nhà triết gia Nhật Bản George Ohsawa cùng môn đệ phổ biến rộng rãi những năm 1920. Ohsawa tin rằng nếu sử dụng các thực phẩm thích hợp theo nền tảng các quy luật vũ trụ, cơ thể sẽ hoạt động điều hòa và sức khỏe được hồi phục, trí tuệ minh mẫn, có thể hiểu được những chân lý của tự nhiên.Thực dưỡng lúc đó gồm 10 giai đoạn bó hẹp dần, ở giai đoạn cuối chỉ cho phép ăn gạo lứt và uống nước. Không có gì ngạc nhiên khi những người ăn theo chế độ này đều mắc các chứng bệnh scurvy (do thiếu Vitamin C), thiếu máu, nồng độ protein, calci máu thấp, suy thận,… thậm chí tử vong. Học trò của Ohsawa, Michio Kushi điều chỉnh lại chế độ thực dưỡng bằng cách nhấn mạnh vào thực đơn ít carbohydrate phức tạp, ít chất béo, được thiết kế phù hợp từng nhu cầu cá nhân như tuổi, giới tính, môi trường, mức độ hoạt động,…Chế độ này gồm 5 loại thực phẩm và tỷ lệ khuyến cáo.

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt (40% - 60%), bao gồm gạo lứt, lúa mạch, kê, yến mạch, lúa mì, ngô, lúa mạch đen và kiều mạch; sản phẩm từ các loại ngũ cốc trên.
  • Rau củ (20% -  30%), bao gồm một lượng nhỏ rau sống hoặc dưa muối.
  • Các loại đậu (5% - 10%) như đậu xanh hoặc đậu lăng; các sản phẩm từ đậu như đậu phụ.
  • Sử dụng thường xuyên các loại thực vật từ biển, chẳng hạn như rong biển, tảo biển,..
  • Các loại trái cây, cá trắng,các loại hạt được ăn vài lần trong tuần.

Chế độ thực dưỡng tiêu chuẩn tránh các thực phẩm thịt đỏ và thịt gia cầm, mỡ động vật (ví dụ mỡ lợn), trứng, các sản phẩm từ sữa, đường tinh chế, thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo hoặc các chất phụ gia hóa học khác. Tất cả các loại này được khuyến nghị tốt nhất là có nguồn gốc hữu cơ. Tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen cũng không được khuyến khích.

[caption id="attachment_1428" align="aligncenter" width="679"]Điều trị ung thư bằng phương pháp thực dưỡng Điều trị ung thư bằng phương pháp thực dưỡng[/caption]

Chế độ ăn Ohsawa bao gồm các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và thành phần hợp lý. Đại học Y khoa Harvard cũng đưa việc có một chế độ ăn cân bằng vào danh sách các cách thức phòng chống ung thư. Ăn ít thịt đỏ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy, trực tràng,…; ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám và rau củ tăng cường hệ miễn dịch – phòng tuyến bảo vệ cơ thể trước các tác nhân.

Vậy nhưng, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được thực dưỡng có thể điều trị ung thư, nhất là ung thư giai đoạn cuối có những diễn biến hết sức phức tạp. Không ít bệnh nhân áp dụng chế độ này gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến tiến trình điều trị. Hãy đảm bảo bệnh nhân ung thư dung nạp đủ lượng calorie và chất dinh dưỡng, muối khoáng, vitamin. Trước khi có ý định áp dụng chế độ thực dưỡng hay bất kì thực phẩm hay sản phẩm bổ trợ nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín, không tự ý áp dụng.

Sự thật của chế độ thực dưỡng

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sống được bao lâu là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố kết hợp. Một số trong đó chúng ta không thể kiểm soát được, nhưng việc chủ động lựa chọn cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì hoàn toàn có thể. Thực dưỡng không phải là xấu, nó cũng có những tác dụng về mặt khoa học đối với bệnh ung thư, tuy nhiên không có bất cứ bằng chứng nào về việc thực dưỡng chữa khỏi các khối u ác tính. Do sự thổi phồng của cộng đồng mạng, chế độ thực dưỡng thành chế độ ăn “thần thánh”, được hàng ngàn bệnh nhân tôn sùng và tin tưởng áp dụng mù quáng. Không ít trong số từ bỏ điều trị chuyên nghiệp để duy nhất ăn kiêng theo thực dưỡng đã tử vong vì suy kiệt.

Người bệnh ung thư hãy chọn lọc thông tin và lựa chọn sử dụng các phương thức, sản phẩm đã có bằng chứng về hiệu quả để đồng hành cùng bản thân trong cuộc chiến chống ung thư đầy gian nan.

 

Một trong số đó là sản phẩm Tokyo Res 1000 có hàm lượng 𝛽-glucan lên tới 47,6%, bào chế từ nấm Hanabiratake nổi tiếng của Nhật Bản. Sản phẩm đã được sử dụng tại 2 bệnh viện lớn ở Nhật và được bộ y tế cấp phép lưu hành tại thị trường Việt Nam.

 

Xem bài nguyên mẫu tại : Thực hư phương pháp thực dưỡng trong điều trị ung thư



source https://tokyores1000.com/thuc-duong-trong-dieu-tri-ung-thu

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Bí quyết kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư gan

Bí quyết kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư gan


Ung thư gan là căn bệnh có tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong cao đứng hàng đầu Việt Nam, hàng năm nước ta ghi nhận hơn 10000 ca mắc mới. Đặc biệt ở ung thư gan, đa số bệnh nhân thường chỉ phát hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn do các triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh rất mơ hồ và không rõ ràng. Vậy ung thư gan sống được bao lâu? Bí quyết kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư gan là gì?

  1. Các giai đoạn của ung thư gan


1.1. Giai đoạn đầu


Giai đoạn đầu của ung thư gan thường được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn 1A và giai đoạn 1B. Giai đoạn này thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân tầm soát ung thư gan chứ không có triệu chứng điển hình. Căn cứ theo thang đo của Uỷ ban Liên kết về Ung thư của Mỹ (AJCC), mức độ ung thư gan có thể được phân loại dựa theo 3 yếu tố: kích thước của khối khu Tumor (T), hạch Lympho (N) và mức độ di căn xa từ khối u nguyên phát – Metastasis (M). Giai đoạn 1A được kí hiệu là T1-N0-M0, ở giai đoạn này chỉ có khối u nhỏ dưới 2cm, chưa có dấu hiệu di căn và các hạch lympho bạch huyết. Khối u ở giai đoạn 1A là khối u khu trú, kích thước rất nhỏ, không gây ảnh hưởng chức năng sinh lý gan, bệnh nhân hoàn toàn có thể phẫu thuật cắt bỏ và được chữa khỏi hoàn toàn.
trieu chung ung thu gan giai doan dau
Ung thư gan giai đoạn đầu
Giai đoạn thứ 2 trong thang phân loại giai đoạn đầu ung thư gan là giai đoạn 1B. Ở giai đoạn này các khối u đã có kích thước lớn hơn, thường là từ 2-3cm. Bắt đầu có dấu hiệu xâm lấn các hạch bạch huyết. Ung thư gan ở giai đoạn 1B rất khó thể hiện triệu chứng do khả năng bù trừ của gan rất mạnh, có thể lên tới 70% chức năng bình thường của gan. Đồng nghĩa với việc khi gan tổn thương thực thể lên tới 70% thì mới có các biểu hiện lâm sàng lên chức năng gan bình thường. Do đó ung thư gan ở giai đoạn 1B cần được phát hiện khi bệnh nhân đi tầm soát ung thư thường xuyên. Ung thư gan ở giai đoạn này hoàn toàn có thể được cắt bỏ, tiếp theo là hỗ trợ điều trị dứt điểm bằng hoá trị và xạ trị. Bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi, tuy nhiên cần định kì theo dõi và tầm soát ung thư để ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh.

1.2. Giai đoạn 2


Giai đoạn 2 của ung thư gan là khi các khối u ung thư đã có kích thước lớn hơn 3cm, đồng thời xâm lấn sang các hạch bạch huyết lân cận và có nguy cơ di căn hoặc đã di căn. Ở giai đoạn này, các tế bào gan đã bị phá huỷ mạnh, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng lâm sàng điển hình như: vàng mắt, vàng da và niêm mạc, khó tiêu đầy hơi, không tiêu được thức ăn mỡ, bụng. Đôi khi bệnh nhân có thể sờ thấy nhu mô gan không đều, cứng ngay dưới bờ sườn phải, vùng hạ sườn phải, đau tức tại vùng này. Đa số các bệnh nhân ung thư gan thường chỉ phát hiện vào giai đoạn 2, giai đoạn này khi khối u đã xâm lấn và có dấu hiệu di căn thì rất khó chữa bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân thường được chỉ định các phương pháp hoá trị hoặc xạ trị để ngăn chặn khả năng di căn của khối u, đồng thời kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên việc sử dụng hoá trị hoặc xạ trị cũng gây ra các hệ luỵ về sức khoẻ, hoá chất hoặc tia xạ thường không điều trị trúng đích mà có thể tiêu diệt cả những tế bào lành. Do vậy bệnh nhân thường phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi điều trị.
Các giai đoạn ung thư gan
Các giai đoạn ung thư gan

1.3 Giai đoạn 3

Khi kích thước khối u đã vượt quá 5cm, lúc này bệnh nhân đã được chuyển lên cấp độ nặng hơn  đó là giai đoạn 3 .
Giai đoạn 3A
  • Giai đoạn này có nhiều hơn 1 khối u, và ít nhất có một khối u lớn hơn 5 cm (2 inch).
  • Khối u chưa xâm lấn tới hạch bạch huyết lân cận hay di căn xa
Giai đoạn 3B
  • Ít nhất một khối u xâm lấn vào một nhánh tĩnh mạch chính của gan (tĩnh mạch của hay tĩnh mạch gan).
  • Ung thư chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết lân cận hay di căn xa.
Giai đoạn 3C
  • Một khối u phát triển vào cơ quan lân cận (ngoài túi mật), hay một khối u đã xâm lấn đến lớp vỏ bao quanh gan.
  • Khối u chưa lan đến các hạch vùng hay di căn xa

1.4 Giai đoạn 4

Giai đoạn IVA
  • Khối u gan bất kể kích thước hay số lượng đã phát triển vào các mạch máu hay cơ quan lân cận.
  • Ung thư đã lan đến các mạch máu hay hạch bạch huyết lân cận.
  • Ung thư chưa di căn xa.
Giai đoạn IVB
Tế bào ung thư đã lan tới các phần khác của cơ thể, các khối u bất kể kích thước và số lượng, xâm lấn hạch vùng hay chưa. Đây là giai đoạn dẫn đến tử vong rất cao.
Vậy anh/chị sống được bao nhiêu lâu khi mắc ở các giai đoạn kể trên?

  1. Ung thư gan sống được bao lâu?


Thông thường các bác sĩ sẽ phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi đưa ra quyết định điều trị tích cực giai đoạn đầu cho bệnh nhân. Các phương pháp phổ biến là phẫu thuật, hoá trị và xạ trị, ngoài ra là các phương pháp hỗ trợ miễn dịch tự thân, liệu pháp dinh dưỡng…
Đối với phương pháp phẫu thuật, thường được áp dụng cho các khối u nhỏ, ở giai đoạn 1A, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên phẫu thuật sớm để cắt bỏ hoàn toàn khối u. Đây là giai đoạn dễ điều trị và có tỷ lệ cứu sống lớn nhất. Cơ hội kéo dài sự sống trên 5 năm, chữa khỏi hoàn toàn của bệnh nhân là trên 31%.
Ngoài phẫu thuật cắt bỏ, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cấy ghép gan. Đây là phương pháp được áp dụng ở giai đoạn sau, khi lá gan bệnh nhân đã mất chức năng đáng kể, ung thư đã xâm lấn sang cả 2 thuỳ gan. Phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân cần tìm được người hiến tạng tương tích với gan cũ. Lá gan sẽ được cắt bỏ hoàn toàn và được thay thế bằng gan của người hiến tạng. Do lý do hiếm có người tương thích và đòi hỏi kỹ thuật cấy ghép cao nên phương pháp này còn chưa phổ biến.
Hoá trị (TACE), ưu điểm của hoá trị là không xâm lấn vào cơ thể bệnh nhân, có khả năng ngăn cản khối u tốt. Tuy nhiên phương pháp này chứa nhiều nhược điểm như không có tác dụng đáng kể với các khối u lớn, đang di căn mạnh, chỉ có tác dụng ở giai đoạn tiến triển mạnh của khối u và các hoá chất có thể gây độc tới các tế bào lành của cơ thể. Sau mỗi đợt điều trị, bệnh nhân thường mắc tình trạng suy kiệt, gầy, xanh xao, các tế bào phát triển nhanh như tóc, mô da dễ bị chết.
Cùng với hoá trị thì xạ trị với tần số phóng xạ RFA và vi sóng MWA cũng được áp sụng cho các bệnh nhân ung thư gan. Phương pháp này về cơ bản vẫn tồn tại các ưu nhược điểm tương tự phương pháp hoá trị, chưa tối ưu về lợi ích so với nguy cơ bệnh nhân phải gánh chịu.
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phụ thuộc rất nhiều vào thời gian phát hiện ung thư, cơ hội cứu sống tăng lên đáng kể với mỗi ngày được phát hiện sớm ở bệnh nhân. Ngoài ra kích cỡ khối u, loại ung thư và thể trạng cũng như tinh thần bệnh nhân cũng là những yếu tố quyết định kết quả hỗ trợ điều trị ung thư.

Kết hợp các phương pháp điều trị truyền thống, hiện nay thế giới đã ứng dụng liệu pháp miễn dịch vào trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư. Cơ chế của liệu pháp nàu là thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào NK – T đi khắp cơ thể  tìm và tiêu diệt tế bào ung thư. Hiện nay trên thế giới áp dụng phương pháp này với 2 dạng:
  • Liệu pháp miễn dịch chủ động: Triết tách toàn bộ tế nào NK-T trong máu của bệnh nhân sau đó nhân chúng lên hàng trăm ngàn lần trong phòng thí nghiệm. Cuối cùng, chúng được tiêm ngược trở lại cơ thể và bắt đầu quá trình tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên với những bệnh nhân ung thư, hệ thống miễn dịch đã suy giảm nặng nề do đó việc tái tạo tế bào NK-T không còn . Điều này có nghĩa rằng các tế bào NK-T được tiêm vào cơ thể sau khi tiêu diệt tế bào ung thư sẽ “mất” đi. Do đó, liệu pháp miễn dịch bị động sẽ bổ sung cho liệu pháp này.
  • Liệu pháp miễn dịch bị động : Liệu pháp này giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của bệnh nhân trở lại từ đó thúc đẩy sự tế bào NK- T . Sự khác biệt của liệu pháp này là liên tục sản sinh 2 tế bào trên đi tìm và tiêu diệt tế bào ung thư. Do đó đây là liệu pháp khá hữu hiệu cho  bệnh nhân ung thư từ đó kéo dài tuổi thọ.
Tokyores1000 là liệu pháp miễn dịch bị động duy nhất được đưa từ Nhật Bản về Việt Nam. Tokyores1000 là tinh hoa y học nhật bản với sự thành công trong chiết xuất Beta-glucan (1-3) .

Beta glucan được chứng minh tác dụng phòng chống ung thư qua hàng ngàn nghiên cứu. Các tác dụng của Beta glucan đối với ung thư:
– Beta glucan có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tiêu diệt các gốc tự do mạnh gấp nhiều lần curcumin, lycopene. Ngăn cản quá trình đột biến gen, ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.
– Điều hòa hoạt động miễn dịch của cơ thể. Tăng cường khả năng xác định và phá hủy tế bào lạ của đại thực bào.chô
– Liên kết với bề mặt của kháng thể, đại thực bào, tế bào NK giúp tăng cường hoạt động của chúng. Tế bào NK là nhân tố quan trọng trong kiểm soát sự phát triển của khối u.

Tại Nhật Bản, nấm Hanabiratake chỉ sinh trưởng tại các vùng khí hậu lạnh, có độ cao trên 1000m với điều kiện vô cùng hoang sơ, ít tác động của con người. Đây cũng là loài nấm đắt đỏ nhất ở đất nước mặt trời mọc, giá một cân nấm tươi được thu hái tự nhiên có thể lên tới 150 triệu đồng. Đây cũng chính là loài nấm duy nhất được trưng bày mẫu vật tại Bảo tàng Thiên nhiên và Con người Nhật Bản.

Đặc biệt loại nấm khi được lên men bằng vi khuẩn Lactobacillus, theo công nghệ được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Nhật Bản và Hoa Kỳ đã làm gia tăng đáng kể hàm lượng beta glucan lên tới 47.6%.

Ở Nhật Bản, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo thành công sản phẩm Tokyo Res-1000 có nguồn gốc từ loài Nấm miễn dịch Hanabiratake với rất nhiều ưu điểm vượt trội:
  • Là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có chứa Lactobacillus được lên men từ nấm miễn dịch Sparassis crispa, với hàm lượng Glucan cao vượt trội lên tới 47,6%.
  • Công nghệ lên men Nấm miễn dịch Sparassis crispa độc quyền của trung tâm nghiên cứu Katsuragi được Nhật Bản, Mỹ cấp bằng sáng chế và FDA cấp phép lưu hành
  • Nghiên cứu tác dụng lâm sàng bởi Giáo sư Hiromi Wada – Giáo sư danh dự, Đại học Kyoto, Bác sĩ ung thư hàng đầu tại Nhật Bản
  • Tokyo Res-1000 là Thành tựu nghiên cứu 18 năm của Trung tâm Katsuragi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Nhật Bản
  • Tokyo Res-1000 được Bộ Y tế Việt Nam thẩm định và cấp giấy phép lưu hành toàn quốc
Hàng ngàn bệnh nhân ung thư tại Nhật Bản sử dụng Tokyores1000 có tuổi thọ kéo dài 10-15 – 20 năm nếu tuân thủ phác đồ điều trị và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Anh/chị/cô/dì/chú/bác hoàn toàn có thể an tâm trong việc kéo dài tuổi thọ. Để tìm hiểu thêm về liệu pháp này, vui lòng để lại thông tin bệnh án, bác sĩ chuyên khoa ung bướu sẽ tư vấn trực tiếp miễn phí.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Ung Thư Phổi Di Căn Lên Não Sống Được Bao Lâu

Ung thư phổi di căn não sống được bao lâu

Di căn là thuật ngữ sử dụng để mô tả một loại ung thư đã lan rộng ra khỏi khối u ban đầu đến một hệ thống, cơ quan khác, có thể xa với vị trí ban đầu. Với ung thư phổi di căn lên não được coi là giai đoạn IV của bệnh. Ung thư phổi đã di căn thì có khoảng 20-40% là di căn lên não. Khi di căn lên não, điều đó có nghĩa là ung thư phổi nguyên phát đã tạo ra một loại ung thư thứ phát trong não. Trước đây, di căn não khi mắc ung thư phổi có tiên lượng xấu, thời gian sống kéo dài dưới một năm. Các phương pháp điều trị truyền thống cho di căn não như hóa trị thường không hiệu quả. Các hóa chất không thể qua được hàng rào máu não. Trong những năm gầy đây, người bệnh có thêm hi vọng nhờ việc ra đời các loại thuốc, phương pháp điều trị mới giúp tăng chất lượng sống và thời gian sống cho người bệnh.

[caption id="attachment_1266" align="aligncenter" width="680"]Ung thư phổi Ung thư phổi[/caption]

Ung thư phổi lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua các hạch bạch huyết và mạch máu nhưng sẽ mất khoảng thời gian nhất định để xuất hiện ung thư thứ phát. Khi các khối u não di căn phát triển, chúng tạo ra áp lực và thay đổi chức năng của các mô não xung quanh. Khối u não di căn phát triển, chúng có thể trực tiếp làm hỏng các tế bào não hoặc có thể ảnh hưởng gián tiếp đến não bằng cách chèn ép các phần của não, gây sưng và tăng áp lực trong hộp sọ.

[caption id="attachment_1406" align="aligncenter" width="679"]Ung thư phổi di căn lên não Ung thư phổi di căn lên não[/caption]

Di căn não có thể là ung phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, có thể lan đến não trước khi được chẩn đoán ra bệnh. Ung thư phổi không tế bào nhỏ thì tiến triển chậm hơn, bệnh có thể được chẩn đoán trước khi di căn não diễn ra.

Triệu chứng của ung thư phổi di căn não:

Thay đổi dựa trên loại ung thư phổi và vị trí di căn trong não. Có đến một phần ba số người mắc ung thư não thứ phát không hề có triệu chứng, phát hiện qua một số xét nghiệm hình ảnh. Triệu chứng có thể là:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Mất thăng bằng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Vấn đề về nói
  • Đi lại khó khăn
  • Mất phối hợp
  • Thay đổi hoặc mất thị lực, nhìn đôi
  • Yếu ngoại vi, xảy ra ở một bên cơ thể
  • Giảm hoặc mất trí nhớ
  • Thay đổi tính cách
  • Động kinh, co giật

>>> Xem thêm toàn bố kiến thức bệnh học ung thư phổi xem tại https://tokyores1000.com/ung-thu-phoi

Chẩn đoán di căn não

Khi người bệnh nhân ung thư phổi có những dấu hiệu kể trên, bác sĩ nghi ngờ ung thư phổi di căn lên não sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X để có cơ sở chẩn đoán chính xác.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) nhờ từ trường và song radio, nhưng không chỉ định với những người có cấy ghép kim loại bao gồm cả máy tạo nhịp tim.

[caption id="attachment_1359" align="aligncenter" width="679"]Chụp cộng hưởng từ Chụp cộng hưởng từ[/caption]

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) có khả năng phân biệt tế bào bình thường và tế bào ung thư nhờ khác biệt chuyển hóa.

Tuổi thọ của bệnh ung thư phổi lan đến não

Sau khi chẩn đoán di căn não do ung thư phổi, thời gian sống của người bệnh sẽ giảm hơn nhưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tuổi tác, giới tính
  • Thể trạng sức khỏe, tinh thần
  • Loại ung thư nguyên phát được chẩn đoán
  • Số lượng, kích thước, vị trí của khối u não
  • Di truyền của các tế bào ung thư
  • Phương pháp điều trị cố gắng khác

Nếu không điều trị, thời gian sống trung bình là dưới 6 tháng. Điều trị thì thời gian sống có thể sẽ cải thiện tùy theo từng bệnh nhân. Tuổi thọ kéo dài bao lâu không có con số chung đúng với tất cả mọi người. Phát hiện sớm ung thư, điều trị ngăn chặn di căn từ sớm thì tỷ lệ sống sẽ cao hơn.

Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề này. Một số thuốc trong liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm đích có thể vượt qua được hàng rào máu não. Phương pháp xạ trị mới giúp điều trị tại chỗ như xạ trị định vị thân (SBRT) cũng có thể kiểm soát lâu dài di căn não. Khi di căn lên não ở một vài vị trí, ung thư phổi không tế bào nhỏ thì có khả quan điều trị hơn ở phương pháp mới. Thời gian sống có thể kéo dài tới 2 năm hoặc hơn nữa. Áp dụng nhiều phương pháp điều trị cũng có thể giúp tăng hiệu quả.

Điều trị ung thư phổi di căn não

Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu chỉ có một vài khối u di căn thì điều trị cục bộ để loại bỏ hoàn toàn di căn sẽ là mục tiêu hướng đến. Nếu tình trạng di căn nghiêm trọng thì mục tiêu là kiểm soát triệu chứng, biến chứng để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Phương pháp điều trị chung cho ung thư phổi giai đoạn IV

Hóa trị

Nhiều loại thuốc hóa trị không hiệu quả trong điều trị di căn não do sự hiện diện của hàng rào máu não. Một mạng lưới mao mạch chặt chẽ có tác dụng ngăn chặn độc tố bao gồm cả thuốc hóa trị ra khỏi não. Tuy nhiên, hóa trị có thể làm giảm kích thước khối u trong phổi, hạn chế khả năng lây lan lên não.

[caption id="attachment_1200" align="aligncenter" width="679"]Phương pháp hóa trị điều trị ung thư dạ dày Phương pháp hóa trị điều trị ung thư[/caption]

Liệu pháp nhắm đích

Thuốc nhắm đích cho các đột biến EGFR, sắp xếp lại gen ALK, ROS và một số thuốc khác đôi khi có khả năng đi qua được hàng rào máu não mang lại khả quan nhất định trong điều trị di căn não. Thuốc nhắm đích cũng kiểm soát khối u nguyên phát, hạn chế khả năng lây lan lên não.

Liệu pháp miễn dịch

Thuốc trị liệu miễn dịch ức chế trạm kiểm soát đã được phê duyệt hứa hẹn khả năng giảm di căn não và đáp ứng với bệnh ung thư khác nhau. Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí lâm sàng về ung thư, các chất ức chế điểm kiểm tra dường như có hiệu quả trong điều trị di căn não. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót sẽ không bằng những bệnh nhân điều trị ở giai đoạn sớm.

[caption id="attachment_1296" align="aligncenter" width="677"]Liệu pháp chuyên biệt miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư Liệu pháp chuyên biệt miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư[/caption]

Xạ trị toàn bộ não

[caption id="attachment_1201" align="aligncenter" width="678"]Phương pháp xạ trị ung thư Phương pháp xạ trị ung thư[/caption]

Đây có thể là một lựa chọn cho những người có triệu chứng liên quan đến di căn não. Mặc dù không được thiết kế để chữa ung thư, nhưng ít nhất 50% những người trải qua xạ trị toàn bộ não sẽ thấy một số cải thiện về triệu chứng. Tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm mất trí nhớ, phát ban da, mệt mỏi. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ, có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác.

Phương pháp điều trị di căn đặc biệt là di căn não

Xạ trị lập thể hay xạ trị định vị thân (SBRT) sử dụng bức xạ liều cao đến một khu vực cụ thể của não. Bức xạ được nhắm mục tiêu nên tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn so với xạ trị toàn bộ não. Phương pháp này thường chỉ định với bệnh nhân có ba khối u trong não hoặc ít hơn. Hiệu quả khi kích thước khối u nhỏ.

Liệu pháp proton tương tự như SBRT, thực hiện nhằm loại bỏ di căn não.

Phẫu thuật ít phổ biến nhưng lựa chọn nếu khối u ở vị trí dễ tiếp cân và không có dấu hiệu ung thư ở nơi khác. Phẫu thuật có thể liên quan đến việc loại bỏ hoàn toàn một khối u hoặc loại bỏ một phần để giảm bớt các triệu chứng, thường loại bỏ ung thư không tế bào nhỏ.

Điều trị, chăm sóc giảm nhẹ

Khi các phương pháp điều trị gây ra tác dụng phụ cho người bệnh di căn não hay đều không hiệu quả, chăm sóc giảm nhẹ như giảm đau, giảm căng thẳng có thể được sử dụng. Vật lý trị liệu, thực phẩm bổ sung giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các steroid có thể sử dụng để kiểm soát sưng não. Thuốc chống co giật để giảm tỷ lệ mắc và kiểm soát cơ động kinh.

Một loại di căn não khác là biến chứng muộn của ung thư phổi tiến triển nhưng hiếm gặp. Tế bào ung thư gieo mầm vào các lớp màng não, các lớp trong cùng của màng bao quanh não. Tế bào ung thư này trôi nổi tự do trong dịch não tủy đi khắp não và tủy sống. Dịch não tủy rất giàu oxy và chất dinh dưỡng nên chúng cũng không cần phải hình thành khối u lớn. Các triệu chứng di căn sẽ liên quan đến triệu chứng thần kinh. Điều trị có thể hóa trị bên trong, tiêm trực tiếp thuốc hóa trị vào dịch não tủy hoặc liệu pháp nhắm đích đặc biệt ở những người bị ung thư biểu mô tuyến phổi với đột biến EGFR. Thuốc nhắm đích yêu cầu xâm nhập được vào dịch não tủy mới có hiệu quả.

Ung thư được coi là “bản án tử hình” và chẩn đoán bị ung thư phổi di căn não là một điều đáng sợ với nhiều người. Tuy nhiên, bằng nỗ lực nghiên cứu tìm ra phương pháp mới, loại thuốc mới giúp điều trị ung thư đặc biệt là di căn não mở ra tương lai đầy hứa hẹn. Di căn não không có phương pháp điều trị cố định hay con số tuổi thọ chung cho tất cả người bệnh. Điều bạn cần làm là giữ tinh thần lạc quan, duy trì lối sống khoa học, gặp bác sĩ để được chỉ định phác đồ phù hợp với tình trạng bệnh của mình nhất.

Ngoài ra, để không phải đối mặt với căn bệnh ung thư phổi di căn lên não nguy hiểm, chúng ta cần chủ động phòng chống ung bướu, tiêu diệt kịp thời các gốc tự do trong cơ thể, bằng việc sử dụng hàng ngày các sản phẩm giàu Betaglucan như nấm miễn dịch Hanabiratake của Nhật Bản

Beta glucan được chứng minh tác dụng phòng chống ung thư qua hàng ngàn nghiên cứu. Các tác dụng của Beta glucan đối với ung thư:

-           Beta glucan có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tiêu diệt các gốc tự do mạnh gấp nhiều lần curcumin, lycopene. Ngăn cản quá trình đột biến gen, ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.

-           Điều hòa hoạt động miễn dịch của cơ thể. Tăng cường khả năng xác định và phá hủy tế bào lạ của đại thực bào.chô

-           Liên kết với bề mặt của kháng thể, đại thực bào, tế bào NK giúp tăng cường hoạt động của chúng. Tế bào NK là nhân tố quan trọng trong kiểm soát sự phát triển của khối u.

Mới đây các nhà khoa học đến từ Trung tâm nghiên cứu Katsuragi Sangyo, đứng đầu là chủ tịch Masahide Kubo, công bố công nghệ KLB-1 lên men lactic độc quyền nấm Hanabiratake bằng vi khuẩn Lactobacillus paracasei trong Tokyo Res 1000, đã được Nhật Bản và Mỹ đồng cấp bằng sáng chế.

>>> Xem thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng truy cập https://tokyores1000.com/san-pham-ho-tro-dieu-tri-ung-thu

 

 

 

 

Coi bài nguyên văn tại : Ung Thư Phổi Di Căn Lên Não Sống Được Bao Lâu



source https://tokyores1000.com/ung-thu-phoi-di-can-len-nao-song-duoc-bao-lau

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Nguy Cơ, Dấu Hiệu Và Chuẩn Đoán Ung Thư Phổi

Ung thư phổi: yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và chẩn đoán

Ung thư phổi là một trong ba bệnh ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư phổi đứng thứ hai chỉ sau ung thư gan. Theo số liệu của Bộ Y tế, ước tính mỗi năm có khoảng 22.000 trường hợp mới mắc trong đó 16.000 là nam giới và 6.000 nữ giới. Số lượng tử vong khoảng gần 19.600 bệnh nhân. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp phát hiện sớm và việc điều trị bệnh hiệu quả hơn, tăng cơ hội sống cho người mắc bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi được gây ra khi các tế bào đột biến trong phổi phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối u. Những tế bào đột biến này trong nhiều trường hợp bị chết hoặc hệ thống miễn dịch tấn công, tiêu diệt. Một số tế bào thoát khỏi hệ thống miễn dịch và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối u trong phổi.

>>> Xem đầy đủ thông tin về kiến thức ung thư phổi tại https://tokyores1000.com/ung-thu-phoi

Những nguy cơ mắc Ung Thư Phổi thường gặp

Một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, tiếp xúc với một số hóa chất, khí hoặc chất ô nhiễm theo thời gian làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. Hiểu được các yếu tố nguy cơ giúp bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng mắc bệnh.

Nguy cơ theo độ tuổi

Tỷ lệ ung thư phổi tăng mạnh theo tuổi tác, thường gặp ở độ tuổi ngoài 50. Xu hướng đang ngày càng trẻ hóa.

Tiền sử gia đình

Nguy cơ mắc ung thư phổi là hơn 82% ở những người có anh chị em mắc ung thư phổi và nguy cơ là 25-37% ở những người có bố mẹ mắc bệnh. Do yếu tố di truyền hoặc ảnh hưởng chung hành vi lối sống: hút trực tiếp hoặc thụ động phải khói thuốc lá, cùng môi trường không khí ô nhiễm, tiếp xúc các chất sinh ung thư như radon, đốt than đá,...

Yếu tố nguy cơ từ lối sống, môi trường

Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá

Hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi. Khói thuốc là là hỗn hợp độc hại của hơn 5000 hóa chất, trong đó có nhiều chất độc. Ít nhất 70 chất đã được phát hiện là gây ung thư ở người và động vật. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 15 đến 30 lần so với những người không hút thuốc. Số lượng thuốc lá sử dụng mỗi ngày và thời gian hút càng nhiều thì nguy cơ càng tăng.

[caption id="attachment_1284" align="aligncenter" width="635"]Thuốc lá sẽ dẫn đến ung thư phổi nhanh nhất Thuốc lá sẽ dẫn đến ung thư phổi nhanh nhất[/caption]

Khi hít phải khói thuốc lá do người hút thuốc lá thải  ra hay khói bốc lên từ điếu thuốc lá, bạn cũng xem như đang hút thuốc lá thụ động. Sự độc hại các thành phần trong khói thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư phổi ở người không bao giờ hút thuốc.

Tiếp xúc với khí radon

[caption id="attachment_1352" align="aligncenter" width="600"]Khí Randon gây ung thư phổi rất cao Khí Randon gây ung thư phổi rất cao[/caption]

Radon là một loại khí phóng xạ xuất hiện tự nhiên, là kết quả của sự phân hủy uranium trong đất và đá. Khí này không màu, không mùi, không vị. Tuy nhiên, theo cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, radon là nguyên nhân hàng gây ung thư phổi cho những người không hút thuốc và nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi ở người hút thuốc. Ngoài trời, radon rất ít nên không gây nguy hiểm. Khi trong nhà đặc biệt phòng kín, không thoáng khí, các tầng hầm, radon tập trung nồng cao, có thể đạt mức gây nguy hiểm.

Phơi nhiễm do nghề nghiệp, tiếp xúc với các chất hóa học độc hại

[caption id="attachment_1353" align="aligncenter" width="679"]Làm việc trong môi trường độc hại dẫn đến ung thư phổi Làm việc trong môi trường độc hại dẫn đến ung thư phổi[/caption]

Khi tiếp xúc và hít phải các chất hóa học độc hại như: amiăng, silica, khí thải diesel, dung môi hữu cơ, hóa chất pha sơn, phẩm màu, thuốc trừ sâu, asen,... đều dẫn đến nguy cơ cao mắc ung thư phổi. Hóa chất kể trên liên quan đến nghề nghiệp như công nhân xây dựng, thợ đóng tàu, sản xuất thủy tinh, họa sĩ, nông dân, thợ cơ khí, thợ hàn,... Những người công nhân sẽ phải thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại và rất dễ mắc bệnh về hô hấp.

Ô nhiễm không khí

Ước tính rằng trên toàn thế giới khoảng 5% số ca tử vong do ung thư phổi có thể do ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể là ngoài trời hay trong nhà. Tốc độ phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh kéo theo chất lượng không khí ngày càng ô nhiễm.

[caption id="attachment_1288" align="aligncenter" width="679"]Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất nhiều tới ung thư Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất nhiều tới tỷ lệ ung thư[/caption]

Bởi khí thải nhà máy, khói bụi từ khu công nghiệp, phương tiện giao thông, chất hóa học độc hại có khả năng tạo bụi, bay hơi phát tán trong không khí. Ô nhiễm không khí còn có thể ở trong nhà. Nguyên nhân do đốt than, nhiên liệu rắn. Nấu ăn ở nhiệt độ cao như quay, nướng, chiên rán sử dụng dầu thực vật, mỡ động vật.

Tiếp xúc với bức xạ

Nguy cơ ung thư phổi tăng lên với những người đã từng tiếp xúc với bức xạ ion hóa. Bức xạ ion hóa từ điều trị xạ trị vùng ngực ở bệnh nhân ung thư vú, u lympho Hodgkin hoặc vụ nổ bom nguyên tử.

Tiền sử mắc các bệnh về phổi

Những người đã từng mắc các bệnh ở phổi hoặc tình trạng xơ phổi sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các bệnh như bệnh lao, viêm phổi, viêm phế quản hay các bệnh tắc nghẽn mạn tính.

Dấu hiệu và triệu chứng mắc ung thư phổi

Hầu hết bệnh ung thư phổi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi tế bào ung thư lan rộng. Khi bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường hãy đến gặp bác sĩ, bệnh ung thư nếu có sẽ được phát hiện, chẩn đoán ở giai đoạn sớm hơn. Hiệu quả điều trị cao hơn so với việc phát hiện ở giai đoạn muộn.

[caption id="attachment_1266" align="aligncenter" width="680"]Ung thư phổi Ung thư phổi[/caption]

Các triệu chứng do xâm lấn tại chỗ, tại vùng: gây tắc nghẽn đường hô hấp, thâm nhiễm nhu mô phổi, xâm lấn các cấu trúc chung quanh như thành ngực, mạch máu lớn và các tạng trung thất. Các triệu chứng phổ biến thường gặp như:

  • Ho dai dẳng, ngày càng chuyển biến nặng hơn
  • Ho ra máu hoặc đờm có màu rỉ sét
  • Đau tức ngực, đau hơn khi thở sâu, ho hoặc cười
  • Giảm cân, chán ăn
  • Cảm thấy mệt mỏi, đuối sức
  • Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi thời gian dài không khỏi hoặc thường xuyên tái phát.
  • Thở khò khè, khó thở
  • Tràn dịch màng phổi
  • Hội chứng Horner: Ung thư phần trên của phổi có thể ảnh hưởng một số dây thần kinh liên quan đến mắt và một phần của khuôn mặt. Gây ra:
  • Sụp hoặc yếu một mí mắt
  • Co đồng tử trong cùng một mắt
  • Giảm mồ hôi hoặc không có mồ hôi ở cùng một bên của khuôn mặt
  • Hội chứng Pancoast Tobias: khối u có thể gây đau vai, tay.
  • Triệu chứng do chèn ép: khó nuốt, khàn tiếng, hội chứng tĩnh mạch chủ trên.

Triệu chứng di căn

Di căn xương sẽ thấy đau xương như đau lưng, bả vai.

Di căn não, tủy sống dẫn đến thay đổi hệ thần kinh như: đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, co giật, yếu hoặc tê cánh tay, chân,…

Di căn gan: vàng da, vàng mắt

Ung thư lan đến da hoặc các hạch bạch huyết xuất hiện khối u ở cổ hoặc xương đòn.

Hội chứng cận ung thư

Bệnh ung thư phổi có thể tạo ra các chất giống như hocmon xâm nhập vào máu và gây ra các vấn đề với các mô và cơ quan ở xa, mặc dù tế bào ung thư chưa lan đến các mô hay cơ quan đó. Triệu chứng ảnh hưởng đến cơ quan khác ngoài phổi khiến bệnh nhân, bác sĩ nghi ngờ căn bệnh khác mà không phải ung thư phổi.

Hội chứng hay gặp như:

  • Hội chứng tăng tiết kháng lợi niệu
  • Hội chứng tăng tiết ACTH
  • Hội chứng Lambert-Eaton
  • Hội chứng phì đại xương khớp nhất là ngón tay, ngón chân.
  • Hội chứng carcinoid
  • Các hội chứng huyết học hiếm gặp khác như thiếu máu, tăng bạch cầu,...

Chẩn đoán ung thư phổi

Từ các dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc ung thư phổi như liệt kê ở trên, người bệnh sẽ tìm đến bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ khai thác thông tin để đánh giá triệu chứng, tiền sử và các yếu tố nguy cơ của người bệnh xem xét có thể mắc ung thư phổi hay không.

Thăm khám tổng quát, tìm dấu hiệu thực thể:

  • Nghe phổi thấy âm thanh bất thường
  • Các hạch bạch huyết mở rộng
  • Sụt cân bất thường
  • Phì đại khớp ngón tay, chân

Xét nghiệm không chẩn đoán:

  • Xét nghiệm chức năng phổi: đo dung tích phổi có thể xác định khối u cản trở hô hấp
  • Xét nghiệm máu: phát hiện bất thường sinh hóa do ung thư phổi, gợi ý sự lan rộng của khối u. Loại trừ một số nguyên nhân cũng gây ra triệu chứng như nhiễm trùng vùng ngực.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X quang ngực thường là xét nghiệm đầu tiên phải thực hiện nếu bệnh nhân bị nghi ngờ ung thư phổi. Kết quả có thể thấy một khối u trong phổi hoặc hạch bạch huyết lan rộng. Việc có hay không có khối u vẫn phải làm thêm xét nghệm khác để đánh giá chính xác vì nó không đủ để loại trừ khả năng mắc ung thư phổi.
  • Chụp cắt lớp CT liên quan đến một loại tia X tạo ra hình ảnh 3 chiều của phổi. Trước khi chụp CT, bạn sẽ được tiêm chất cản quang. Mục đích để theo dõi sự bất thường ở chụp X-quang ngực hoặc đánh giá triệu chứng phức tạp ở những người có X-quang ngực bình thường.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá khả năng ung thư phổi sử dụng từ tính không liên quan đến bức xạ. Những người có cấy ghép kim loại như máy tạo nhịp tim không nên chụp MRI.
  • PET (Chụp cắt lớp phát xạ positron): Sử dụng chất phóng xạ để tạo ra hình ảnh ba chiều đầy màu sắc của một khu vực trong cơ thể. Một lượng nhỏ đường phóng xạ được tiêm vào máu và được đưa ra bởi các tế bào. Các tế bào đang phát triển tích cực chiếm nhiều đường hơn và sáng lên trên phim. Phát hiện được khối u một cách khá đặc hiệu với cả thông tin về chuyển hóa và hình ảnh giải phẫu của khối u ở giai đoạn rất sớm so với kỹ thuật chẩn đoán khác.

Các chất chỉ điểm u giúp chẩn đoán xác định u nguyên phát tại phổi hay chẩn đoán phân biệt u di căn từ vị trí khác.

Lấy bệnh phẩm xác định chẩn đoán giải phẫu bệnh

  • Nội soi phế quản và sinh thiết: Tiến hành khi phát hiện có khối u trong khí quản, phần trung tâm của ngực. Bệnh nhân được gây mê để tránh khó chịu, sử dụng một ống có đầu dò siêu âm vào đường thở. Sinh thiết sẽ được thực hiện luôn.
  • Nội soi trung thất
  • Sinh thiết kim qua da: Bác sĩ sẽ đưa một cây kim rỗng xuyên qua thành ngực, dựa vào hình ảnh CT, để lấy mẫu khối u. Khối u không thực hiện được bằng phương pháp nội soi phế quản, khu vực ngoại vi của phổi.
  • Nội soi lồng ngực

Các xét nghiệm xác định ung thư di căn: Ung thư phổi thường di căn sang gan, tuyến thượng thận, não, xương.

  • Chụp CT bụng: kiểm tra lây lan đến gan hoặc tuyến thượng thận
  • Chụp MRI não: tìm khối u di căn lên não
  • Chụp xương
  • PET: cơ bản tìm kiếm di căn ở mọi nơi trên cơ thể. Đôi khi có thể thay thế xét nghiệm khác như chụp cắt lớp CT hay chụp xương.

Chẩn đoán tế bào học, mô bệnh học, sinh học phân tử

Chẩn đoán phân biệt và xác định

Nghi ngờ ung thư phổi thông qua kết quả hình ảnh chụp X quang ngực hay chụp CT thì bước tiếp theo cần làm là sinh thiết phổi và làm thêm các xét nghiệm khác. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp để có thể đưa ra kết luận chính xác. Xác định bất thường có thực sự là ung thư và xác định loại ung thư phổi, giai đoạn của ung thư.

Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhưng không có triệu chứng đặc hiệu. Việc khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần giúp phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư phổi. Điều quan trọng là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh không khói thuốc lá, thường xuyên vận động tăng cường sức khỏe và hạn chế các yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn đến mắc ung thư phổi là việc cần thiết.

Đặc biệt, nên duy trì thói quen sử dụng các thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên để tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, nguyên nhân gây đột biến gen và tạo thành các mầm mống tế bào ung thư.

 

Xem nguyên bài viết tại : Nguy Cơ, Dấu Hiệu Và Chuẩn Đoán Ung Thư Phổi



source https://tokyores1000.com/nguy-co-dau-hieu-va-chuan-doan-ung-thu-phoi

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Tổng hợp các social tokyores1000


Dưới đây là tổng hợp các link social của Tokyores1000