Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Ung thư đại tràng : Dấu Hiệu, Nguyên Nhân và Điều Trị

 

Theo số liệu năm 2019 của Globocan (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) số ca mắc ung thư đại trực tràng hiện xếp thứ 3 thế giới và thứ 5 ở Việt Nam. Con số này đã cho thấy mức độ nguy hiểm cũng như sự phổ biến căn bệnh ung thư đại tràng.

1. Ung thư đại tràng là gì?

Đại tràng (ruột già) là đoạn ruột có kích thước rộng và dài nhất, chứa phân. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng, nằm sát hậu môn.

Ung thư đại trực tràng là ung thư khởi phát ở đại tràng hoặc trực tràng, khi xuất hiện những tế bào bất thường phát triển ở niêm mạc của hai bộ phận này.

[caption id="attachment_1441" align="aligncenter" width="679"]Ung thư đại tràng Ung thư đại tràng[/caption]

Đa số các trường hợp mắc ung thư đại trực tràng bắt đầu bằng một polyp (khối nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng). Các polyp này được xem là vô hại nhưng qua thời gian, chúng phát triển thành polyp ác tính, gây ung thư đại tràng.

Sự xâm lấn và lan rộng của các tế bào ung thư đại tràng đến những bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi,.. được gọi là ung thư đại tràng di căn. Một khi ung thư đại, trực tràng đã di căn, thì việc điều trị bắt đầu trở nên khó khăn và không còn hiệu quả nữa.

2. Các giai đoạn của bệnh ung thư đại tràng

Dựa vào cách các tế bào ung thư xâm lấn tới các cơ quan khác của cơ thể mà người ta chia ung thư đại tràng ra làm 4 giai đoạn. Mức độ ung thư càng nặng thì tiên lượng sống càng giảm. Tỷ lệ sống thêm giảm từ ung thư đại tràng giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối. Với người mắc ung thư đại tràng giai đoạn 1, tỷ lệ sống thêm 5 năm là 90%, giai đoạn 2 giảm xuống còn 80-83%, giai đoạn 3 tỉ lệ thấp là 60% và giai đoạn 4% là 11%.

[caption id="attachment_1437" align="aligncenter" width="500"]Các giai đoạn ung thư đại tràng Các giai đoạn ung thư đại tràng[/caption]

- Ung thư đại tràng giai đoạn 1: Là giai đoạn sớm nhất của ung thư đại tràng. Lúc này các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện ở niêm mạc và cận niêm mạc, không có sự lan rộng mà chỉ giới hạn trong đại tràng.

Ung thư đại tràng được chia làm 4 giai đoạn

- Ung thư đại tràng giai đoạn 2: Bắt đầu có sự xâm lấn của tế bào ung thư tới các vùng lân cận. Tuy nhiên, chưa ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết và những cơ quan xa hơn. Dựa trên vị trí lây lan của tế bào ung thư mà giai đoạn này được phân thành các giai đoạn nhỏ hơn

  • Trong giai đoạn 2A: các tế bào ung thư lúc này đã phát triển xuyên qua lớp cơ và thường nằm ở lớp ngoài cùng của đại tràng
  • Giai đoạn 2B: tế bào ung thư vẫn chưa lây lan đến hạch huyết nhưng đã vượt qua lớp ngoài cùng của đại tràng, xâm lấn tới niêm mạc bao quanh cơ quan ổ bụng.
  • Giai đoạn 2C: khối u đại tràng phát triển nhanh và dính trực tiếp vào cấu trúc lân cận. Chưa có sự lây lan sang các cơ quan khác.

- Ung thư đại tràng giai đoạn 3: các tế bào ung thư lan đến hạch bạch huyết hoặc cũng có thể lan xa hơn đến thành đường ruột. Dựa trên số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng mà giai đoạn này được chia thành 3 giai đoạn nhỏ hơn, giai đoạn 3A, 3b va

  • Giai đoạn 3A: các mô gần hạch bạch huyết hoặc các hạch bạch huyết gần đại tràng bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 3B: có 2-3 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 3C: có trên 4 hoặc các hạch bạch huyết ở xa hơn bị ảnh hưởng.

- Ung thư đại tràng giai đoạn 4: là giai đoạn cuối của bệnh ung thư đại tràng. Các tế bào ung thư xâm lấn mạnh các hạch bạch huyết và di căn tới các cơ quan khác của cơ thể như phổi, xương, gan,... 

3. Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng

Số liệu thống kê cho thấy, số ca bệnh mắc ung thư đại tràng xếp thứ 4 trên thế giới sau ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư phổi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 90%. Do đó, nhận biết kịp thời các dấu hiệu ung thư đại tràng là điều rất quan trọng. 

Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư đại tràng

- Rối loạn tiêu hóa: ung thư đại tràng liên quan đến mọi bộ phận liên quan của đường tiêu hóa. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hơi thở có mùi, thường xuyên ợ chua, ăn không ngon miệng,... 

- Đau bụng: đau bụng không có nguyên nhân. Đau trước hoặc sau khi ăn, các cơn đau không rõ ràng, lúc thì quặn thắt, lúc lại âm ỉ.

- Đại tiện kèm máu: đây là dấu hiệu thường gặp của ung thư đại tràng, tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn với bệnh trĩ. Cần phân biệt rằng đại tiện ra máu do ung thư đại tràng thường xuất huyết kèm chất nhầy, còn do trĩ là kèm máu tươi.

- Thói quen đại tiện thay đổi: các khối u đại tràng phát triển gây kích thích đường ruột khiến người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày. 

- Phân có hình dáng khác thường: được xem là cơ quan bài tiết phân nên khi mắc ung thư đại tràng sẽ có tình trạng rối loạn bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, phân nhỏ, khó chịu khi đi ngoài hay đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

[caption id="attachment_1439" align="aligncenter" width="660"]Rối loạn bài tiết ở người mắc ung thư Rối loạn bài tiết ở người mắc ung thư đại tràng[/caption]

 

- Cơ thể sút cân không có nguyên nhân:  cơ thể giảm cân đột ngột mà không phải do ăn kiêng hay tập thể dục thì không nên coi thường bởi đây có thể là một dấu hiệu của ung thư đại tràng.

- Thường xuyên thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược: người mắc ung thư đại tràng thường mệt mỏi do tình trạng mất máu khi đi đại tiện. Dù được nghỉ ngơi nhưng cơ thể vẫn thấy kiệt sức.

- Đau hậu môn: các khối u phát triển với kích thước lớn sẽ chèn ép lên hậu môn, khiến hậu môn phải co thắt thường xuyên. Lâu dần cơ vòng hậu môn yếu đi và mất kiểm soát, người bệnh  sẽ đi ngoài nhiều hơn và cảm thấy đau rát hậu môn khi đại tiện.

4. Nguyên nhân và cách phòng ngừa ung thư đại tràng

4.1. Nguyên nhân ung thư đại tràng

Việc xác định nguyên nhân gây ung thư đại tràng hiện vẫn chưa có kết luận chính xác. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể là: 

- Polyp đại tràng: Trên 50% các ca mắc ung thư đại tràng phát sinh trên cơ sở của polyp đại tràng. Thông thường các polyp đại tràng đều lành tính, theo thời gian chúng có thể trở thành polyp ác tính tùy thuộc vào số lượng và kích thước. Polyp càng nhiều và kích thước càng lớn thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao.

[caption id="attachment_1440" align="aligncenter" width="679"]Ung thư đại tràng phát sinh từ Polyp đại tràng Ung thư đại tràng phát sinh từ Polyp đại tràng[/caption]

- Yếu tố di truyền: trong gia đình từng có người mắc ung thư đại/trực tràng thì những thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh cao. Hoặc người bệnh đã từng có tiền sử mắc ung thư đại tràng thì các tế bào ung thư còn sót lại có thể tiếp tục phát triển và gây bệnh.

- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: thường xuyên sử dụng đồ ăn sẵn, các thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán,... ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê,..và các thực phẩm muối lên men như dưa muối, cà muối,... Các thực phẩm này thường ít bã, gây táo bón, lâu dần tác động lên biểu mô của đại tràng gây ung thư đại/trực tràng.

- Các bệnh về đường ruột: nguyên nhân ung thư đại tràng có thể phát sinh trên tổn thương của các bệnh lý như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh kiết lỵ, thương hàn,...

- Thừa cân, béo phì: những người béo phì có nồng độ cholesterol và insulin trong máu cao, làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch, thúc đẩy tăng sinh tế bào ung thư trong cơ thể.

- Ngoài ra việc duy trì các thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

4.2. Cách phòng tránh ung thư đại tràng

Là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và các ca mắc đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Do đó việc phòng tránh bệnh ung thư đại tràng là việc làm hết sức cần thiết. Ung thư đại tràng hoàn toàn có thể được phòng ngừa từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. 

  • Thực hiện khám sàng lọc định kỳ để chẩn đoán nguy cơ gây bệnh và điều trị kịp thời.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, ăn nhiều loại trái cây,  rau xanh,... hạn chế ăn mỡ động vật, các thực phẩm chế biến sẵn. 
  • Từ bỏ việc sử dụng thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích gây hại, hạn chế các đồ uống có cồn như rượu, bia,..
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, kiểm soát được cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tokyo Res-1000 giúp tăng cường hệ miễn dịch,  hạn chế tác dụng phụ của hóa xạ trị.

Bên cạnh đó, nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc bổ sung các thực phẩm chức năng có tác dụng phòng chống ung thư cũng là điều hết sức cần thiết. Sản phẩm Tokyo Res-1000 từ nấm miễn dịch Hanabiratake có công dụng: 

  • Tiêu diệt mầm mống tế bào ung thư giúp phòng chống bệnh.
  • Ức chế sự phát triển của khối u và di căn mà không làm ảnh hưởng tới tế bào lành.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác dụng phụ của hóa xạ trị.

Tại Việt Nam, Tokyo Res-1000 được nhập khẩu nguyên hộp và được phân phối độc quyền ở Việt Nam qua Công ty Y tế Minh Ngọc

Coi thêm ở : Ung thư đại tràng : Dấu Hiệu, Nguyên Nhân và Điều Trị



source https://tokyores1000.com/ung-thu-dai-trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét