Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Nguy Cơ, Dấu Hiệu Và Chuẩn Đoán Ung Thư Phổi

Ung thư phổi: yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và chẩn đoán

Ung thư phổi là một trong ba bệnh ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư phổi đứng thứ hai chỉ sau ung thư gan. Theo số liệu của Bộ Y tế, ước tính mỗi năm có khoảng 22.000 trường hợp mới mắc trong đó 16.000 là nam giới và 6.000 nữ giới. Số lượng tử vong khoảng gần 19.600 bệnh nhân. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp phát hiện sớm và việc điều trị bệnh hiệu quả hơn, tăng cơ hội sống cho người mắc bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi được gây ra khi các tế bào đột biến trong phổi phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối u. Những tế bào đột biến này trong nhiều trường hợp bị chết hoặc hệ thống miễn dịch tấn công, tiêu diệt. Một số tế bào thoát khỏi hệ thống miễn dịch và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối u trong phổi.

>>> Xem đầy đủ thông tin về kiến thức ung thư phổi tại https://tokyores1000.com/ung-thu-phoi

Những nguy cơ mắc Ung Thư Phổi thường gặp

Một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, tiếp xúc với một số hóa chất, khí hoặc chất ô nhiễm theo thời gian làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. Hiểu được các yếu tố nguy cơ giúp bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm khả năng mắc bệnh.

Nguy cơ theo độ tuổi

Tỷ lệ ung thư phổi tăng mạnh theo tuổi tác, thường gặp ở độ tuổi ngoài 50. Xu hướng đang ngày càng trẻ hóa.

Tiền sử gia đình

Nguy cơ mắc ung thư phổi là hơn 82% ở những người có anh chị em mắc ung thư phổi và nguy cơ là 25-37% ở những người có bố mẹ mắc bệnh. Do yếu tố di truyền hoặc ảnh hưởng chung hành vi lối sống: hút trực tiếp hoặc thụ động phải khói thuốc lá, cùng môi trường không khí ô nhiễm, tiếp xúc các chất sinh ung thư như radon, đốt than đá,...

Yếu tố nguy cơ từ lối sống, môi trường

Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá

Hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi. Khói thuốc là là hỗn hợp độc hại của hơn 5000 hóa chất, trong đó có nhiều chất độc. Ít nhất 70 chất đã được phát hiện là gây ung thư ở người và động vật. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 15 đến 30 lần so với những người không hút thuốc. Số lượng thuốc lá sử dụng mỗi ngày và thời gian hút càng nhiều thì nguy cơ càng tăng.

[caption id="attachment_1284" align="aligncenter" width="635"]Thuốc lá sẽ dẫn đến ung thư phổi nhanh nhất Thuốc lá sẽ dẫn đến ung thư phổi nhanh nhất[/caption]

Khi hít phải khói thuốc lá do người hút thuốc lá thải  ra hay khói bốc lên từ điếu thuốc lá, bạn cũng xem như đang hút thuốc lá thụ động. Sự độc hại các thành phần trong khói thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư phổi ở người không bao giờ hút thuốc.

Tiếp xúc với khí radon

[caption id="attachment_1352" align="aligncenter" width="600"]Khí Randon gây ung thư phổi rất cao Khí Randon gây ung thư phổi rất cao[/caption]

Radon là một loại khí phóng xạ xuất hiện tự nhiên, là kết quả của sự phân hủy uranium trong đất và đá. Khí này không màu, không mùi, không vị. Tuy nhiên, theo cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, radon là nguyên nhân hàng gây ung thư phổi cho những người không hút thuốc và nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi ở người hút thuốc. Ngoài trời, radon rất ít nên không gây nguy hiểm. Khi trong nhà đặc biệt phòng kín, không thoáng khí, các tầng hầm, radon tập trung nồng cao, có thể đạt mức gây nguy hiểm.

Phơi nhiễm do nghề nghiệp, tiếp xúc với các chất hóa học độc hại

[caption id="attachment_1353" align="aligncenter" width="679"]Làm việc trong môi trường độc hại dẫn đến ung thư phổi Làm việc trong môi trường độc hại dẫn đến ung thư phổi[/caption]

Khi tiếp xúc và hít phải các chất hóa học độc hại như: amiăng, silica, khí thải diesel, dung môi hữu cơ, hóa chất pha sơn, phẩm màu, thuốc trừ sâu, asen,... đều dẫn đến nguy cơ cao mắc ung thư phổi. Hóa chất kể trên liên quan đến nghề nghiệp như công nhân xây dựng, thợ đóng tàu, sản xuất thủy tinh, họa sĩ, nông dân, thợ cơ khí, thợ hàn,... Những người công nhân sẽ phải thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại và rất dễ mắc bệnh về hô hấp.

Ô nhiễm không khí

Ước tính rằng trên toàn thế giới khoảng 5% số ca tử vong do ung thư phổi có thể do ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể là ngoài trời hay trong nhà. Tốc độ phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh kéo theo chất lượng không khí ngày càng ô nhiễm.

[caption id="attachment_1288" align="aligncenter" width="679"]Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất nhiều tới ung thư Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất nhiều tới tỷ lệ ung thư[/caption]

Bởi khí thải nhà máy, khói bụi từ khu công nghiệp, phương tiện giao thông, chất hóa học độc hại có khả năng tạo bụi, bay hơi phát tán trong không khí. Ô nhiễm không khí còn có thể ở trong nhà. Nguyên nhân do đốt than, nhiên liệu rắn. Nấu ăn ở nhiệt độ cao như quay, nướng, chiên rán sử dụng dầu thực vật, mỡ động vật.

Tiếp xúc với bức xạ

Nguy cơ ung thư phổi tăng lên với những người đã từng tiếp xúc với bức xạ ion hóa. Bức xạ ion hóa từ điều trị xạ trị vùng ngực ở bệnh nhân ung thư vú, u lympho Hodgkin hoặc vụ nổ bom nguyên tử.

Tiền sử mắc các bệnh về phổi

Những người đã từng mắc các bệnh ở phổi hoặc tình trạng xơ phổi sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các bệnh như bệnh lao, viêm phổi, viêm phế quản hay các bệnh tắc nghẽn mạn tính.

Dấu hiệu và triệu chứng mắc ung thư phổi

Hầu hết bệnh ung thư phổi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi tế bào ung thư lan rộng. Khi bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường hãy đến gặp bác sĩ, bệnh ung thư nếu có sẽ được phát hiện, chẩn đoán ở giai đoạn sớm hơn. Hiệu quả điều trị cao hơn so với việc phát hiện ở giai đoạn muộn.

[caption id="attachment_1266" align="aligncenter" width="680"]Ung thư phổi Ung thư phổi[/caption]

Các triệu chứng do xâm lấn tại chỗ, tại vùng: gây tắc nghẽn đường hô hấp, thâm nhiễm nhu mô phổi, xâm lấn các cấu trúc chung quanh như thành ngực, mạch máu lớn và các tạng trung thất. Các triệu chứng phổ biến thường gặp như:

  • Ho dai dẳng, ngày càng chuyển biến nặng hơn
  • Ho ra máu hoặc đờm có màu rỉ sét
  • Đau tức ngực, đau hơn khi thở sâu, ho hoặc cười
  • Giảm cân, chán ăn
  • Cảm thấy mệt mỏi, đuối sức
  • Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi thời gian dài không khỏi hoặc thường xuyên tái phát.
  • Thở khò khè, khó thở
  • Tràn dịch màng phổi
  • Hội chứng Horner: Ung thư phần trên của phổi có thể ảnh hưởng một số dây thần kinh liên quan đến mắt và một phần của khuôn mặt. Gây ra:
  • Sụp hoặc yếu một mí mắt
  • Co đồng tử trong cùng một mắt
  • Giảm mồ hôi hoặc không có mồ hôi ở cùng một bên của khuôn mặt
  • Hội chứng Pancoast Tobias: khối u có thể gây đau vai, tay.
  • Triệu chứng do chèn ép: khó nuốt, khàn tiếng, hội chứng tĩnh mạch chủ trên.

Triệu chứng di căn

Di căn xương sẽ thấy đau xương như đau lưng, bả vai.

Di căn não, tủy sống dẫn đến thay đổi hệ thần kinh như: đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, co giật, yếu hoặc tê cánh tay, chân,…

Di căn gan: vàng da, vàng mắt

Ung thư lan đến da hoặc các hạch bạch huyết xuất hiện khối u ở cổ hoặc xương đòn.

Hội chứng cận ung thư

Bệnh ung thư phổi có thể tạo ra các chất giống như hocmon xâm nhập vào máu và gây ra các vấn đề với các mô và cơ quan ở xa, mặc dù tế bào ung thư chưa lan đến các mô hay cơ quan đó. Triệu chứng ảnh hưởng đến cơ quan khác ngoài phổi khiến bệnh nhân, bác sĩ nghi ngờ căn bệnh khác mà không phải ung thư phổi.

Hội chứng hay gặp như:

  • Hội chứng tăng tiết kháng lợi niệu
  • Hội chứng tăng tiết ACTH
  • Hội chứng Lambert-Eaton
  • Hội chứng phì đại xương khớp nhất là ngón tay, ngón chân.
  • Hội chứng carcinoid
  • Các hội chứng huyết học hiếm gặp khác như thiếu máu, tăng bạch cầu,...

Chẩn đoán ung thư phổi

Từ các dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc ung thư phổi như liệt kê ở trên, người bệnh sẽ tìm đến bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ khai thác thông tin để đánh giá triệu chứng, tiền sử và các yếu tố nguy cơ của người bệnh xem xét có thể mắc ung thư phổi hay không.

Thăm khám tổng quát, tìm dấu hiệu thực thể:

  • Nghe phổi thấy âm thanh bất thường
  • Các hạch bạch huyết mở rộng
  • Sụt cân bất thường
  • Phì đại khớp ngón tay, chân

Xét nghiệm không chẩn đoán:

  • Xét nghiệm chức năng phổi: đo dung tích phổi có thể xác định khối u cản trở hô hấp
  • Xét nghiệm máu: phát hiện bất thường sinh hóa do ung thư phổi, gợi ý sự lan rộng của khối u. Loại trừ một số nguyên nhân cũng gây ra triệu chứng như nhiễm trùng vùng ngực.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X quang ngực thường là xét nghiệm đầu tiên phải thực hiện nếu bệnh nhân bị nghi ngờ ung thư phổi. Kết quả có thể thấy một khối u trong phổi hoặc hạch bạch huyết lan rộng. Việc có hay không có khối u vẫn phải làm thêm xét nghệm khác để đánh giá chính xác vì nó không đủ để loại trừ khả năng mắc ung thư phổi.
  • Chụp cắt lớp CT liên quan đến một loại tia X tạo ra hình ảnh 3 chiều của phổi. Trước khi chụp CT, bạn sẽ được tiêm chất cản quang. Mục đích để theo dõi sự bất thường ở chụp X-quang ngực hoặc đánh giá triệu chứng phức tạp ở những người có X-quang ngực bình thường.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá khả năng ung thư phổi sử dụng từ tính không liên quan đến bức xạ. Những người có cấy ghép kim loại như máy tạo nhịp tim không nên chụp MRI.
  • PET (Chụp cắt lớp phát xạ positron): Sử dụng chất phóng xạ để tạo ra hình ảnh ba chiều đầy màu sắc của một khu vực trong cơ thể. Một lượng nhỏ đường phóng xạ được tiêm vào máu và được đưa ra bởi các tế bào. Các tế bào đang phát triển tích cực chiếm nhiều đường hơn và sáng lên trên phim. Phát hiện được khối u một cách khá đặc hiệu với cả thông tin về chuyển hóa và hình ảnh giải phẫu của khối u ở giai đoạn rất sớm so với kỹ thuật chẩn đoán khác.

Các chất chỉ điểm u giúp chẩn đoán xác định u nguyên phát tại phổi hay chẩn đoán phân biệt u di căn từ vị trí khác.

Lấy bệnh phẩm xác định chẩn đoán giải phẫu bệnh

  • Nội soi phế quản và sinh thiết: Tiến hành khi phát hiện có khối u trong khí quản, phần trung tâm của ngực. Bệnh nhân được gây mê để tránh khó chịu, sử dụng một ống có đầu dò siêu âm vào đường thở. Sinh thiết sẽ được thực hiện luôn.
  • Nội soi trung thất
  • Sinh thiết kim qua da: Bác sĩ sẽ đưa một cây kim rỗng xuyên qua thành ngực, dựa vào hình ảnh CT, để lấy mẫu khối u. Khối u không thực hiện được bằng phương pháp nội soi phế quản, khu vực ngoại vi của phổi.
  • Nội soi lồng ngực

Các xét nghiệm xác định ung thư di căn: Ung thư phổi thường di căn sang gan, tuyến thượng thận, não, xương.

  • Chụp CT bụng: kiểm tra lây lan đến gan hoặc tuyến thượng thận
  • Chụp MRI não: tìm khối u di căn lên não
  • Chụp xương
  • PET: cơ bản tìm kiếm di căn ở mọi nơi trên cơ thể. Đôi khi có thể thay thế xét nghiệm khác như chụp cắt lớp CT hay chụp xương.

Chẩn đoán tế bào học, mô bệnh học, sinh học phân tử

Chẩn đoán phân biệt và xác định

Nghi ngờ ung thư phổi thông qua kết quả hình ảnh chụp X quang ngực hay chụp CT thì bước tiếp theo cần làm là sinh thiết phổi và làm thêm các xét nghiệm khác. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp để có thể đưa ra kết luận chính xác. Xác định bất thường có thực sự là ung thư và xác định loại ung thư phổi, giai đoạn của ung thư.

Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhưng không có triệu chứng đặc hiệu. Việc khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần giúp phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư phổi. Điều quan trọng là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh không khói thuốc lá, thường xuyên vận động tăng cường sức khỏe và hạn chế các yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn đến mắc ung thư phổi là việc cần thiết.

Đặc biệt, nên duy trì thói quen sử dụng các thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên để tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, nguyên nhân gây đột biến gen và tạo thành các mầm mống tế bào ung thư.

 

Xem nguyên bài viết tại : Nguy Cơ, Dấu Hiệu Và Chuẩn Đoán Ung Thư Phổi



source https://tokyores1000.com/nguy-co-dau-hieu-va-chuan-doan-ung-thu-phoi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét