Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Ung thư thực quản : Dấu hiệu, Nguyên Nhân và Phương pháp điều trị

 

Là một trong 10 dạng bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam, ung thư thực quản thường xảy ra ở độ tuổi trên 50. Ung thư thực quản thường khó phát hiện, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì người bệnh sẽ suy kiệt do không ăn uống được. Vậy bệnh ung thư thực quản là gì mà lại nguy hiểm đến vậy? Mời bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây!

1. Ung thư thực quản là gì?

Thực quản là một ống rỗng, bắt đầu từ họng nối xuống ngực, đi qua trung thất và nối xuống tâm vị dạ dày. Thức ăn và chất lỏng  qua thực quản và xuống dạ dày. Thực quản cấu tạo bởi các lớp cơ vân và cơ trơn, bên trong là lớp niêm mạc.

[caption id="attachment_1345" align="aligncenter" width="679"] ung thư thự quản[/caption]

Thành của thực quản có nhiều lớp, bao gồm:

  • Lớp cơ: 1/3 trên thực quản là cơ vân, còn 2/3 phía bên dưới là cơ trơn. Càng xuống dưới thì lớp cơ càng mỏng dần và đến đoạn tâm vị thì tạo thành cơ thắt tâm vị.
  • Lớp dưới niêm mạc: là nơi có các mạch máu và dây thần kinh.
  • Lớp niêm mạc: lót trong lòng thực quản, được cấu tạo bởi một lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm mạc và các tuyến.

Ung thư thực quản bắt đầu ở lớp niêm mạc và phát triển ra bên ngoài thông qua lớp dưới niêm mạc và lớp cơ.

2. Phân loại ung thư thực quản

Vì cấu tạo lớp niêm mạc gồm hai loại tế bào, nên ung thư thực quản được phân loại theo hai loại tế bào đó:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ung thư bắt đầu từ trong các tế bào vảy thì được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Loại ung thư này có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào dọc theo thực quản, nhưng phổ biến nhất là ở phần thực quản nằm ở vùng cổ và hai phần ba trên của khoang ngực.
  • Ung thư biểu mô tuyến: Ung thư bắt đầu trong các tế bào tuyến (tế bào tạo ra chất nhầy) được gọi là ung thư biểu mô tuyến. Loại ung thư này thường xảy ra ở phần phần dưới của thực quản. Trước khi ung thư biểu mô tuyến phát triển, các tế bào tuyến sẽ thay thế một khu vực tế bào vảy.
  • Một số thể bệnh ung thư hiếm: Các loại ung thư khác cũng có thể bắt đầu trong thực quản, bao gồm u lympho, khối u ác tính và sarcomas. Nhưng những bệnh ung thư này rất hiếm và không được nói đến trong bài viết.

3. Nguyên nhân nào gây nên bệnh?

Cũng như các bệnh ung thư khác, nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản vẫn còn là một câu hỏi ngỏ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được những yếu tố nguy cơ khiến dễ mắc bệnh ung thư thực quản hơn.

  • Sử dụng thuốc lá hoặc rượu: có thể gây ung thư thực quản bằng cách làm hỏng ADN trong các tế bào nằm bên trong thực quản.
  • Chế độ ăn uống: thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa Nitrosamin như: rau ngâm giấm, thịt xông khói... có thể dẫn đến ung thư thực quản.
  • Yếu tố môi trường: ở một số nơi, nguồn nước và thức ăn thiếu các vi chất như kẽm, molybeden… cũng là tiền đề khiến bệnh này xuất hiện.
  • Có các tổn thương tiền ung thư như: co thắt tâm vị, viêm thực quản trào ngược, teo hẹp thực quản do bỏng…
  • Yếu tố di truyền: Một số người thừa hưởng những ADN đột biến từ cha mẹ làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. Nhưng ung thư thực quản dường như không có sự di truyền theo gia đình nên không được cho là nguyên nhân chính gây bệnh.

4. Bệnh có triệu chứng đặc trưng nào không?

Ung thư thực quản thường được phát hiện bởi các triệu chứng mà chúng gây ra. Thật không may, hầu hết các bệnh ung thư thực quản không xuất hiện triệu chứng cho đến khi bệnh đã đến giai đoạn tiến triển và khó điều trị hơn.

[caption id="attachment_1344" align="aligncenter" width="679"]Dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản Dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản[/caption]

Các triệu chứng của ung thu thực quản bao gồm:

  • Khó nuốt: Là triệu chứng phổ biến nhất. Với cảm giác như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc ngực, hoặc thậm chí bị nghẹn thức ăn. Biểu hiện này thường nhẹ khi bắt đầu, và sau đó trở nên nặng hơn theo thời gian khi lỗ mở bên trong thực quản nhỏ dần.
  • Đau ngực: Đôi khi, mọi người bị đau hoặc khó chịu ở phần giữa của ngực. Một số người có cảm giác tức ngực hoặc nóng rát ở ngực. Những triệu chứng này thường được gây ra bởi các vấn đề khác ngoài ung thư, chẳng hạn như ợ nóng, vì vậy chúng hiếm khi được coi là một tín hiệu cho thấy một người có thể bị ung thư.
  • Giảm cân: Khoảng một nửa số người bị ung thư thực quản giảm cân mà không rõ nguyên nhân. Điều này xảy ra bởi vì vấn đề nuốt của họ khiến họ khó khăn trong việc ăn uống, là giảm sự thèm ăn. Nguyên nhân khác là do sự tăng sự trao đổi chất của các tế bào ​​ung thư.
  • Các triệu chứng khác:
    • Khàn tiếng
    • Ho mãn tính
    • Nôn
    • Nấc
    • Đau xương
    • Chảy máu thực quản: Máu này sau đó đi qua đường tiêu hóa, khiến phân có màu đen. Theo thời gian, có thể dẫn đến thiếu máu.

Xuất hiện một số triệu chứng ở trên không có nghĩa là bạn bị ung thư thực quản. Trên thực tế, một trong số các triệu chứng này có nhiều khả năng được gây ra bởi các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt là khó nuốt, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?

Ung thư thực quản cần được chẩn đoán sớm để kịp thời điều trị. Khi có một trong số những triệu chứng nên trên, hãy tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và làm các xét nghiệm. Chẩn đoán thường được sử dụng bao gồm:

  • Chụp X-quang: đây là phương pháp giúp xác định chính xác vị trí các tổn thương thực quản, sự thâm nhiễm của tế bào ác tính tới các cơ quan lân cận. Hình ảnh X-quang thu được cho thấy các u trong lòng thực quản, ổ loét hoặc nhiễm cứng hẹp thực quản.
  • Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): Chụp CT giúp chẩn đoán sớm và chính xác hơn so với chụp X-quang, đặc biệt giúp phát hiện bệnh khi đã có sự ăn sâu vào vách thực quản và sự di căn của khối u. Phương pháp này thường được sử dụng khi bệnh ở giai đoạn sớm, khi khối u còn có thể phẫu thuật cắt bỏ.
  • Nội soi và sinh thiết: Nội soi bằng cách đưa ống vào thực quản và quan sát hình ảnh thu được giúp quan sát các thương tổn, xác định vị trí và kích thước khối u. Sinh thiết giúp xác định xem khối u là lành tính hay ác tính. Bác sĩ có thể sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này để chẩn đoán bệnh.

Sau khi chẩn đoán bệnh, dựa vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân,... bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

  • Phẫu thuật: là phương pháp thường được sử dụng. Một số phương pháp phẫu thuật thường được lựa chọn:
    • Phẫu thuật cắt bỏ thực quản: Là loại bỏ toàn bộ thực quản và tái tạo thực quản mới bằng dạ dày. Đây là phương pháp tối ưu giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ca mổ thường kéo dài nên trước khi lựa chọn phương pháp này bệnh nhân sẽ được đánh giá kỹ lưỡng.
    • Phẫu thuật tạo thực quản giả: Thường không đem lại tiên lượng tốt, vì khối u vẫn còn. Phương pháp này thường ít được sử dụng vì chỉ giúp bệnh nhân có thể ăn uống nhưng vẫn còn rất khó khăn.
    • Mở thông ruột non hoặc dạ dày để nuôi ăn: Đây là chỉ là biện pháp tạm thời, giúp bệnh nhân vẫn có thể duy trì sự sống. Phương pháp này thường chỉ được sử dụng cho bệnh nhân giai đoạn cuối.
    • Đặt khung đỡ qua đường nội soi thực quản: Đây vẫn còn là kỹ thuật mới và thường chỉ là phương pháp tạm thời. Giá thành của phẫu thuật này rất cao.
  • Xạ trị: sử dụng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Thường được sử dụng để loại bỏ nốt những tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật.
  • Hóa trị: sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị liệu có thể được tiêm, truyền vào tĩnh mạch, hoặc là thuốc viên được uống vào cơ thể. Bác sĩ có thể sử dụng kết hợp cả hóa trị và xạ trị.

6. Cách phòng tránh bệnh

Để kiểm soát tốt bệnh ung thư, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng. Tránh các yếu tố nguy cơ như: thuốc lá, rượu bia, các đồ ăn muối, lên men… Thay vào đó là bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin...

Được biết đến là một trong những hoạt chất “vàng” có đặc tính chống lại khối u, Beta-glucan là hợp chất gồm các chuỗi phân tử đường, có chứa nhiều trong tảo biển và một số loại nấm quý hiếm.

Beta-glucan tác động lên các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng, tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân. Các đại thực bào (macrophage) và và các “sát thủ tự nhiên” NK (Natural Killer Cell) sẽ được Beta Glucan kích hoạt và làm tăng số lượng. Đại thực bào sẽ “ăn và tiêu hóa” những yếu tố gây hại, còn NK sẽ truy tìm và diệt những tế bào lạ. Sự kết hợp này hoàn toàn là cơ chế tự nhiên của cơ thể, không hề gây ảnh hưởng tới các tế bào bình thường.

Đã có nhiều báo cáo khoa học cũng như nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của Beta-glucan về khả năng chống lại tế bào ung thư. Gần đây, khi tỷ lệ mắc ung thư ngày càng tăng thì công dụng của Beta-glucan lại càng được chú ý.

Nấm Sparassis crispa là loài nấm thuộc chi Sparassis, loại nấm duy nhất được lưu trữ ở bảo tàng thiên nhiên và con người Nhật từ năm 1821. Ở Nhật nấm được gọi với tên là Hanabiratake và được mệnh danh là  nấm miễn dịch do hàm lượng Beta-glucan chiếm tới hơn 40% trọng lượng thô.

Tokyo RES 1000 là sản phẩm duy nhất chứa hàm lượng Beta-glucan cao vượt trội tới 47,6% nhờ công nghệ lên men khuẩn Lactobacillus paracasei KLB-1 - được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Nhật Bản và Mỹ. Quá trình lên men giúp kích hoạt sự sản xuất Cytokin IL-8 và IL12 trong tế bào máu, kích thích chức năng của bạch cầu trung tính đóng vai trò là các chất trung gian điều hòa giữa các tế bào trong cơ thể, chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn và chống viêm nhiễm trên hệ thống miễn dịch.

Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng trên hàng nghìn bệnh nhân ung thư tại Nhật, chứng minh hiệu quả tăng cường miễn dịch, làm teo nhỏ khối u, hạn chế di căn ung thư. Từ tháng 8/2019, Tokyo Res-1000 được nhập khẩu nguyên hộp từ Nhật Bản và đã được Bộ Y tế Việt Nam thẩm định và cấp giấy phép lưu hành toàn quốc.

Để được tư vấn và tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, xin tham khảo tại đây.

 

Xem bài nguyên mẫu tại : Ung thư thực quản : Dấu hiệu, Nguyên Nhân và Phương pháp điều trị



source https://tokyores1000.com/ung-thu-thuc-quan-dau-hieu-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét